Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 70 - 77)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Căn cứ pháp lý: Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; Luật đấu thầu (2005, 2013) [22]; Nghị định 85/2009/NĐ-CP và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng [7]; Quyết định 147/1999/QĐ-TTg ngày 5/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn định mức, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 sửa đổi bổ sung quyết định số 147/1999/QĐ-TTg [30]; Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính Phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức mua sắm tài sản hàng hoá từ NSNN theo phương thức tập trung [31]; Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính khấu hao tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng NSNN…[2].

3.2.3.1 Về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc

Trong thời gian qua, công tác quản lý chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và chấp hành dự toán đầu tư XDCB tại KBNN Vĩnh Phúc đảm bảo theo đúng quy định. Việc xây dựng trụ sở mới và sửa chữa, cải tạo được quản lý và giám sát chặt chẽ, chất lượng được bảo đảm. Theo cơ chế, chính sách về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của KBNN Vĩnh Phúc được quy định cụ thể như sau:

Bảng 3.3 Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc KBNN tỉnh

Đơn vị: m2

STT Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu - tối đa 1 chỗ làm (m2) Thực tế diện tích sử dụng cho 1 chỗ làm Chênh lệch (m2) I Tổng diện tích 1.588 1 Sàn giao dịch - 210 - 2 Chức danh giám đốc KBNN tỉnh 20 - 25 27 2 3 Chức danh phó GĐ KBNN tỉnh 12 - 15 16 1 4 Chức danh trưởng, phó phòng và tương đương 10 - 12 14 2 5 Chuyên viên và tương đương 8 - 10 10 - 6 Cán sự, nhân viên khác 6 - 8 18 - 7 Hội trường, phòng họp - 123 -

8 Kho lưu trữ - 297 -

Nguồn: KBNN Vĩnh Phúc

Xem xét tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của các KBNN huyện, thị xã thuộc KBNN Vĩnh Phúc và đối chiếu với diện tích thực tế xây dựng bố trí cho các chức danh giám đốc, phó giám đốc, chuyên viên, cán bộ công chức KBNN huyện cho thấy: Các trụ sở KBNN được xây dựng từ năm 1997 trở về trước thì đảm

bảo theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước; các trụ sở làm việc được xây dựng sau thời điểm năm 1997 đến nay có vượt định mức nhưng nhỏ, không đáng kể. Cụ thể, khảo sát trụ sở KBNN tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, Chức danh giám đốc vượt 8%; phó giám đốc vượt 6,6%; chức danh trưởng, phó phòng vượt 16% (theo Bảng 3.3).

Đánh giá, xem xét trên giác độ tính hiện đại của trụ sở làm việc cho thấy: Hầu hết trụ sở KBNN huyện được xây dựng trước năm 1997, đảm bảo tiêu chuẩn định mức của Nhà nước quy định, tuy nhiên đến nay đều rất lạc hậu, không khang trang, không có tính tiên tiến, hiện đại, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước do biên chế cán bộ tăng lên, trang thiết bị làm việc được trang bị ngày một nhiều hơn… Nếu trụ sở xây dựng đạt được tính hiện đại thì lại không đúng tiêu chuẩn, định mức Nhà nước quy định. Đây là sự bất cập trong thực tiễn về đầu tư xây dựng trụ sở KBNN các cấp.Vì thế, các tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước đến nay không còn phù hợp, cần sớm được bổ sung, thay thế.

Bảng 3.4 Tình hình đầu tư XDCB của KBNN Vĩnh Phúc

Đơn vị: 1000đ

STT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Dự toán TW phê duyệt 2.391.000 1.980.000 6.210.957 16.900.000 14.081.000

1 ĐT xây dựng mới 2.041.000 1.000.000 5.800.000 14.850.000 12.210.000

2 Sửa chữa nhà cửa 350.000 980.000 410.957 2.050.000 1.871.000

II Thực hiện DT ĐT XDCB

295.388 1.631.000 1.465.957 15.885.836 13.952.000

1 ĐT xây dựng mới - 800.000 1.055.000 14.850.000 12.210.000

2 Sửa chữa nhà cửa 295.388 831.000 410.957 1.035.836 1.742.000

III Tỷ lệ [(II:I)] (%) 12,35% 82,37% 23,6% 94,0% 99,08%

Nguồn: KBNN Vĩnh Phúc

Về tình hình thực hiện dự toán đầu tư XDCB và sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc giai đoạn năm 2012 - 2014, chủ yếu là sửa chữa thường xuyên các KBNN huyện, thị xã; các năm 2012 và 2014, KBNN TW ghi kế hoạch vốn cho việc đầu tư xây dựng trụ sở KBNN tỉnh, nhưng không thực hiện được, do chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Vì vậy, kế hoạch vốn hàng năm đạt thấp, năm 2012 đạt 12,35%; năm 2014 đạt 23,6%. Năm 2015 -2016, KBNN Sông Lô và KBNN Vĩnh Tường được

triển khai xây dựng trụ sở làm việc, đây là dự án nhóm C nên 02 KBNN huyện được Trung ương ghi kế hoạch vốn trong 2 năm, đến nay đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng thời gian quy định. Kế hoạch vốn hàng năm được KBNN Vĩnh Phúc giải ngân thực hiện năm 2015 đạt 94% và năm 2015 đạt trên 99% (theo bảng 3.4).

3.2.3.2 Về mua sắm tài sản

Các tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, thiết bị làm việc và sử dụng tài sản Nhà nước quy định còn chưa cụ thể, định mức trang bị tài sản đến nay đã lạc hậu và xa rời thực tế, nên việc trang bị tài sản của hệ thống KBNN cho các chức danh lãnh đạo cũng vượt tiêu chuẩn so với quy định chung của Nhà nước (theo bảng 3.5).

Đối với việc mua sắm tài sản: Thực tế, tại KBNN Vĩnh Phúc đang song hành 2 hình thức mua sắm tập trung và mua sắm theo hình thức phân tán đan xen lẫn nhau. Hàng năm, căn cứ thông báo phê duyệt bằng văn bản của KBNN Trung ương về nguồn kinh phí và nội dung hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm, chi tiết từng nội dung, chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Lãnh đạo KBNN tỉnh thực hiện phân bổ tài sản cho Văn phòng KBNN tỉnh và các KBNN huyện, thị theo nhu cầu của các đơn vị. Phần lớn, tài sản được tổ chức mua sắm tập trung tại KBNN tỉnh, sau đó điều chuyển, lắp đặt cho các KBNN huyện, thị xã. Tuy nhiên, một số tài sản có giá trị nhỏ, phát sinh đột xuất KBNN tỉnh giao cho các đơn vị mua sắm trực tiếp

Việc mua sắm tài sản được KBNN Vĩnh Phúc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản theo quy định; đối với tài sản phải mua sắm theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu thì thủ tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu, xây dựng hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu…đảm bảo theo thẩm quyền quy định và phân cấp tại đơn vị, việc mua sắm tài sản đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

Từ năm 2010 đến nay, hầu hết các tài sản có giá trị lớn như ô tô con, ô tô chuyên dùng, máy phát điện, thiết bị tin học (máy tính, máy in, tích điện...) được KBNN mua sắm theo hình thức tập trung tại Trung ương. Sau đó điều chuyển tài sản và giao cho KBNN cấp dưới theo dõi quản lý, theo dõi hạch toán kế toán và tính hao mòn TSCĐ.

Bảng 3.5 Thực hiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và thiết bị làm việc KBNN Vĩnh Phúc STT Chức danh Tiêu chuẩn theo QĐ 170/2006/QĐ -TTg

Thực tế trang bị tài sản & TB làm việc

Số lượng Giá trị 1 Chức danh Giám đốc 43.000.000 44.473.000 44.473.000

- Bộ bàn ghế họp, tiếp khách 1 bộ 1 bộ 11.000.000 - Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 1 bộ 10.406.000 - Tủ đựng tài liệu 2 chiếc 2 chiếc 8.300.000 - Máy vi tính để bàn 1 bộ 1 bộ 10.692.000 - Điện thoại cố định 1 máy 1 máy 300.000 - Máy in 1 chiếc 1 chiếc 3.775.000

2 Chức danh Phó Giám đốc 38.000.000 38,023,000 38.023.000

- Bộ bàn ghế họp, tiếp khách 1 bộ 1 bộ 9.700.000 - Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 1 bộ 10.406.000 - Tủ đựng tài liệu 1 chiếc 1 chiếc 4.150.000 - Máy vi tính để bàn 1 bộ 1 bộ 9.692.000 - Điện thoại cố định 1 máy 1 máy 300.000 - Máy in 1 chiếc 1 chiếc 3.775.000

3

Chức danh T.Phó phòng,

Giám đốc, PGĐ KB huyện 34.000.000 34,651,000 34.651.000

- Bộ bàn ghế họp, tiếp khách 1 bộ 1 bộ 8.500.000 - Bàn và ghế ngồi làm việc 1 bộ 1 bộ 8.234.000 - Tủ đựng tài liệu 1 chiếc 1 chiếc 4.150.000 - Máy vi tính để bàn 1 bộ 1 bộ 9.692.000 - Điện thoại cố định 1 máy 1 máy 300.000 - Máy in 1 chiếc 1 chiếc 3.775.000 Nguồn: KBNN Vĩnh Phúc

Tình hình thực hiện dự toán mua sắm tài sản của KBNN Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 -2016 đạt tỷ lệ rất cao, trung bình trên 95%. Trong đó, tài sản được tổ chức mua sắm tập trung ở Trung ương chiếm tỷ trọng lớn, đạt sấp sỉ 80%/năm; năm 2014 mua sắm tập trung đạt 36,4%, là do KBNN Trung ương phân bổ dự toán mua sắm cho KBNN tỉnh tự mua sắm. Việc mua sắm tài sản phân tán tại các KBNN huyện chủ yếu là các tài sản giá trị nhỏ và các công cụ, dụng cụ. (theo bảng 3.6).

Bảng 3.6 Tình hình mua sắm tài sản của KBNN Vĩnh Phúc

Đơn vị: 1000 đ

STT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Dự toán TW

phê duyệt 3.329.348 1.582.233 2.650.049 4.172.905 3.095.967

II Thực hiện dự

toán mua săm 3.079.348 1.560.133 2.593.190 4.140.922 3.093.901

1 Mua sắm tập trung TW 2.374.848 1.254.583 944.109 3.455.665 2.379.667 - Tỷ trọng (%) 77,1% 80,4% 36,4% 83,5% 77% + Ô tô 722.650 722.650 756.000 807.750 - + Máy phát điện 660.710 213.014 - 1.048.970 4.730.000 + Thiết bị tin học 941.488 268.919 188.109 1.598.945 1.906.667 2 Mua sắm phân tán 704.500 305.550 1.649.081 685.257 714.234 - Tỷ trọng (%) 22,9% 19,6% 63,6% 16,5% 23%

+ Điều hoà nhiệt độ 131.500 - 223.760 42.100 13.000 + Máy photocopy 55.000 54.200 360.500 65.000 64.916 + Tài sản khác 518.000 251.350 1.064.821 578.157 636.318

III Tỷ lệ thực hiện

DT (%) 92.5% 98,6% 97,8% 99,2% 99,9%

Nguồn: KBNN Vĩnh Phúc

Nhìn chung, công tác quản lý mua sắm tài sản của KBNN Vĩnh Phúc trong những năm qua rất chủ động; gắn kết chặt chẽ công tác lập và chấp hành dự toán mua sắm tài sản KBNN Trung ương giao. Việc mua sắm tài sản tập trung tại KBNN

tỉnh đã tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho các KBNN cấp dưới; giá mua tài sản được thống nhất, tương đồng về kỹ thuật, đồng thời dễ kiểm soát, phát hiện các hành vi tham nhũng trong việc mua sắm tài sản công và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Tài sản được quản lý, sử dụng đúng mục đích, không sử dụng tài sản nhà nước để cho thuê, cho mượn hoặc chuyển sang kinh doanh trái với quy định. Từng bước công tác quản lý tài chính công được tăng cường, chặt chẽ theo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

3.2.3.3 Về hạn chế trong chấp hành dự toán đầu tư

Một là: Hiện nay hệ thống KBNN đang tồn tại hai phương thức mua sắm tài sản nhà nước đó là: Mua sắm phân tán và mua sắm tập trung. Trong đó, mua sắm theo hình thức phân tán là phương thức truyền thống vẫn đang được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, hình thức mua sắm phân tán tính chuyên nghiệp không cao; chưa tách bạch được nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý tài sản công; hàng hoá thiếu tính đồng bộ, hiện đại; tốn kém, lãng phí về thời gian, nhân lực và nguồn lực tài chính vì thường không mua được bởi nhà phân phối cấp I; khó khăn trong việc kiểm soát, giám sát thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Hai là: Về mua sắm theo hình thức tập trung được tổ chức tại KBNN Trung ương và KBNN tỉnh. Việc mua sắm và thanh toán được thực hiện ở cấp Trung ương và cấp tỉnh với nhà thầu, cho nên trình độ quản lý được tăng cường, công tác lựa chọn nhà thầu được chủ động và tiếp cận với các nhà thầu lớn... Tuy nhiên, việc mua sắm tài sản tập trung ở Trung ương và cấp tỉnh thường rất chậm; việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ tài sản để làm cơ sở hạch toán kế toán thường không kịp thời.

Việc mua sắm tài sản tập trung không đảm bảo tính kịp thời cho cơ sở, nhất là những tài sản là thiết bị tin học có giá trị nhỏ như máy in, tích điện... là những thiết bị phải sử dụng hàng ngày. Vì thế, yêu cầu đặt ra phải được xử lý kịp thời, có tính thời sự để phục vụ công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, hợp đồng mua sắm tập trung do KBNN Trung ương ký với các nhà thầu, các đơn vị nhận hàng hóa, tài sản không được tham gia các điều khoản trong hợp đồng, nên ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng nhất là về bảo hành, bảo trì tài sản.

Ba là: Tình hình mua sắm tài sản nhà nước trang bị tài sản, phương tiện làm việc hiện nay cho lãnh đạo, cán bộ công chức KBNN theo tiêu chuẩn quy định tại quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 94/2006/TT-BTC ngày 9/10/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đến nay đã lạc hậu, cần thiết phải ban hành tiêu chuẩn, định mới mới cho phù hợp với tình hình thực tế và giá cả thị trường.

Bốn là: Các quy định về chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định bằng nguồn kinh phí Quỹ phát triển hoạt động ngành chưa phản ánh tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị. Vì kinh phí đã được KBNN Trung ương giao khoán cho đơn vị, trên cơ sở tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên nên khi trích lập các quỹ, trong đó có Quỹ phát triển hoạt động ngành, thì việc đầu tư, mua sắm tài sản phải trao quyền tự chủ cho thủ trưởng đơn vị. Tuy nhiên, theo cơ chế hiện nay KBNN TW vẫn phê duyệt danh mục đầu tư, mua sắm tài sản từ quỹ phát triển hoạt động ngành của đơn vị trước khi mua tổ chức đầu tư XDCB, mua sắm tài sản. Vì thế, làm mất đi tính tự chủ của thủ trưởng đơn vị, mất thời gian trong việc phê duyệt danh mục tài sản, dẫn đến đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản thường bị chậm.

Năm là: Đối với Tài sản cố định sau khi tiến hành sửa chữa lớn hoàn thành, đơn vị chưa thực hiện đánh giá lại tài sản, dẫn đến việc tính khấu hao tài sản cố định chưa chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)