Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan Kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 32 - 38)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan Kho

nhà nước

1.3.3.1. Chấp hành dự toán chi đầu tư Xây dựng cơ bản

Sau khi có dự toán được duyệt, căn cứ vào phân cấp quản lý chi đầu tư XDCB, thì Bộ Tài chính, KBNN Trung ương là cơ quan thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án đầu tư XDCB thuộc các cơ quan KBNN.

Nội dung lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện theo Luật Đầu tư công, Nghị định, các văn bản pháp luật hiện hành và hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính và KBNN về đầu tư công.

Về lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ được lập thủ tục trình duyệt dự án đầu tư sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Trình tự, nội dung hồ sơ trình duyệt, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Các dự án có giá trị tổng mức đầu tư nhỏ (ví dụ dưới 500 triệu đồng) sau khi được phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, hoặc có kế hoạch vốn được duyệt, uỷ quyền cho giám đốc KBNN cấp tỉnh lập và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình mà không phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án do mình hoặc đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư.

Cơ quan KBNN (chủ đầu tư) xây dựng kế hoạch đấu thầu, tổ chức đầu thầu hoặc chỉ định thầu, thương thảo ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó tổ chức thực hiện đầu tư XDCB. Trong quá trình tổ chức đầu tư, chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án; thuê tư vấn giám sát… Thực hiện nghiệm thu khối lượng hoàn thành và thanh toán cho nhà thầu theo chế độ quy định.

Thanh toán vốn đầu tư XDCB gọi chung là cấp phát; có hai phương thức cấp phát: Cấp phát tạm ứng và cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành.

- Cấp phát tạm ứng vốn đầu tư XDCB: là việc cấp phát vốn cho công trình khi chưa có khối lượng XDCB hoàn thành nhằm tạo điều kiện về vốn cho các nhà thầu thực hiện đúng kế hoạch đầu tư XDCB theo hợp đồng kinh tế (hợp đồng xây dựng, hợp đồng lắp đặt thiết bị, hợp đồng mua sắm thiết bị, hợp đồng tư vấn…) đã được ký kết; hoặc để chủ đầu tư trang trải những chi phí (chi phí cho ban quản lý dự án, chi phí đền bù…) trong quá trình đầu tư xây dựng công trình do chính chủ đầu tư thực hiện.

Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư đối với từng nhà thầu thực hiê ̣n các hợp đồng của dự án đầu tư được xác đi ̣nh dựa vào những căn cứ sau:

+ Giá tri ̣ hợp đồng, tính chất và giá tri ̣ của từng gói thầu; + Kế hoa ̣ch vốn đầu tư năm của từng gói thầu;

+ Tiến đô ̣ thực hiê ̣n trong kế hoa ̣ch của hợp đồng và trong kế hoa ̣ch của gói thầu; + Loại giá hợp đồng và tiến đô ̣ thanh toán khối lượng hoàn thành;

+ Thương hiệu (hay uy tín) và nhu cầu ta ̣m ứng của nhà thầu...

Căn cứ vào giá trị hợp đồng, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, uy tín thương hiệu của nhà đầu tư và khối lượng hoàn thành dự án…chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu để thanh toán, thu hồi vốn tạm ứng nhằm bảo toàn vốn NSNN. Việc thu hồi hết vốn tạm ứng, đúng thời gian quy định sẽ tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

- Cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành: Là việc cấp phát thanh toán vốn cho công trình có khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu và có đủ điều kiện được cấp phát thanh toán.

Cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, mua sắm thiết bị, giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành được nghiê ̣m thu và phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu tổ chức nghiệm thu khối lượng xây dựng, thiết bị hoàn thành hoặc thanh quyết toán những công việc hoàn thành của bản thân chủ đầu tư như: Thuê tư vấn, đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí ban quản lý dự án… Nghiệm thu khối lượng xây dựng hoàn thành là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan KBNN thực hiện cấp phát thanh toán vốn cho nhà thầu hoặc nhà tư vấn bao gồm:

+ Nghiệm thu công việc xây dựng;

+ Nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc bộ phận công trình xây dựng;

+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đưa vào sử dụng.

Sau khi nghiệm thu, cơ quan KBNN (Ban quản lý dự án) lập chứng từ thanh toán và các tài liệu cần thiết gửi cho Phòng Kiểm soát chi của cơ quan KBNN, nơi chủ đầu tư mở tài khoản, đề nghị thanh toán cho nhà thầu.

1.3.3.2. Chấp hành dự toán chi mua sắm tài sản

Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm được giao, cơ quan KBNN trực tiếp mua sắm lập danh mục tài sản và giá cần mua sắm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở mức giá được phê duyệt, đơn vị lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán mua sắm theo phân cấp quy định (bao gồm danh mục, giá tài sản, số lượng tài sản và các chi phí khác có liên quan). Đối với các loại vật tư, hàng hóa phục vụ nhu cầu hoạt động thường xuyên của các đơn vị nhưng không thể

mua sắm một lần như: Văn phòng phẩm, vật rẻ tiền mau hỏng... đơn vị thực hiện mua sắm căn cứ thông báo giá của đơn vị cung cấp và nhu cầu thực tế về khối lượng vật tư, hàng hóa cần sử dụng của đơn vị mình để thực hiện mua sắm theo quy định.

Trường hợp mua sắm chưa có trong kế hoạch dự toán hàng năm thì cơ quan KBNN trực tiếp mua sắm phải trình lãnh đạo cấp trên theo phân cấp quản lý để xin chủ trương và phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm theo quy định.

Việc mua sắm tài sản nhà nước cũng phải thực hiện nghiêm theo quy định của Luật đấu thầu. Trên cơ sở đó, cơ quan KBNN lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm trình người có thẩm quyền phê duyệt, sau đó tổ chức mua sắm theo quy định.

1.3.4. Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan Kho bạc

nhà nước

1.3.4.1. Quyết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắm hàng năm

Quyết toán vốn đầu tư XDCB và kinh phí mua sắm hàng năm là tập hợp các khoản chi phí hợp lệ, hợp pháp và các bản thuyết minh báo cáo của dự án do cơ quan KBNN lập sau khi kết thúc niên độ ngân sách.

Quyết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắm hàng năm là công việc bắt buộc của cơ quan KBNN nhằm giúp cho cơ quan KBNN cấp trên tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động và phát triển đơn vị thông qua chỉ tiêu đầu tư XDCB, mua sắm tài sản; đồng thời là căn cứ quan trọng để lập dự toán (kế hoạch vốn) và tổ chức thực hiện dự toán của năm tiếp theo.

Khi kết thúc niên độ ngân sách, KBNN Trung ương thực hiện việc lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm trình Bộ Tài chính để xem xét phê duyệt quyết định.

- Quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm bao gồm: Vốn đầu tư theo kế hoạch giao hàng năm và vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm trước được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục thực hiện và thanh quyết toán vào năm sau (nếu có). Đối với kế hoạch vốn XDCB được cơ quan có thẩm quyền cho phép ứng trước dự toán ngân sách năm sau thì không lập báo cáo quyết toán năm nay, nhưng phải tổng hợp báo cáo KBNN cấp trên theo dõi.

- Quyết toán kinh phí mua sắm tài sản được tổng hợp và thực hiện cùng với kinh phí thường xuyên của KBNN.

Thời gian khoá sổ, để lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư và kinh phí mua sắm tài sản của KBNN các cấp được thực hiện sau thời gian chỉnh lý ngân sách. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép kéo dài thời hạn thanh toán NS sang năm sau, thì vốn thanh toán kéo dài được quyết toán vào NSNN năm sau.

1.3.4.2. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, hợp pháp nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư và các bản thuyết minh báo cáo của dự án được tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khi dự án đầu dư xây dựng trụ sở làm việc, nhà phụ trợ hoặc vật kiến trúc… hoàn thành đưa vào sử dụng, cơ quan KBNN (hoặc Ban quản lý dự án) có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi KBNN Trung ương thẩm định, sau đó trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán công trình. Việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là công việc bắt buộc đối với chủ đầu tư, nhằm phản ánh tình hình vốn NSNN được đầu tư thực tế vào công trình, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, công khai quyết toán công trình cho cán bộ, công chức KBNN biết; thực hiện tất toán tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán NS của KBNN.

Cơ quan KBNN (Ban quản lý dự án) phối hợp với nhà thầu thực hiện tập hợp chi phí hợp lệ, hợp pháp trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Tập hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu vốn đầu tư như chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác…và được tổng hợp chi tiết theo từng hạng mục công trình hoặc khoản mục chi phí đầu tư.

Đối với các dự án XDCB có nhiều hạng mục công trình, tùy theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, để có thể thực hiện quyết toán theo từng hạng mục công trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục công trình hoàn thành hoặc gói thầu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án XDCB thực hiện theo phân cấp quản lý. Sau khi thẩm tra xong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, hồ sơ dự án được tập hợp trình người có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ quyết định phê duyệt

quyết toán, cơ quan KBNN (Ban quản lý) gửi hồ sơ tài liệu có liên quan đến Phòng Kiểm soát chi của cơ quan KBNN làm thủ tục quyết toán dự án.

- Nếu số vốn được quyết toán nhỏ hơn số vốn đã thanh toán cho dự án, thì chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi vốn của nhà thầu để hoàn trả cho Nhà nước;

- Nếu số vốn quyết toán lớn hơn số vốn đã thanh toán, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiếp cho nhà thầu.

1.3.4.3. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do mua sắm Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế +

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ

vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

Các chi phí liên quan phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định như chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế Nguyên giá

TSCĐ =

Giá thành thực tế xây dựng hoặc tự chế +

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào

trạng thái sẵn sàng sử dụng - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ =

Giá quyết toán công trình xây dựng hoàn thành đưa

vào sử dụng

+ Các chi phí liên quan trực tiếp khác nếu có - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng

Nguyên giá TSCĐ =

Giá trị thực tế của tài sản

được Hội đồng đánh giá tài sản định giá

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến Nguyên

giá TSCĐ =

Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán hoặc Hội đồng đánh

giá lại tài sản định giá

+

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)