Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản nhà nước kịp thời

4.2.4.1. Theo dõi đầy đủ tài sản trên sổ sách kế toán và thống nhất quản lý tài sản cố định hữu hình

Kết thúc công tác đầu tư xây dựng công trình hoặc mua sắm tài sản nhà nước hoàn thành, Kế toán nội bộ và Quản trị tài sản phải tổ chức theo dõi tài sản trên sổ sách kế toán, chương trình quản lý tài sản 1.5 và thẻ tài sản theo chế độ quy định; thực hiện hạch toán kế toán ghi tăng tài sản cố định và nguồn vốn cố định; theo dõi tính khấu hao tài sản hàng năm.

KBNN thống nhất quản lý tài sản cố định hữu hình; đồng thời xác định tài sản cố định hữu hình là những tài sản mang hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để thực hiện chức năng nhất định của tài sản đó. Điều kiện để trở thành tài sản cố định phải

đảm bảo theo qui định của Bộ Tài chính. Theo quy định hiện hành, tài sản cố định phải thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn:

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.

Đối với tài sản cố định hữu hình khác có tính đặc thù của ngành KBNN có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm được coi là tài sản cố định, cần được quy định thống nhất trong toàn hệ thống đó là các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý kho quỹ như: Máy đếm tiền, máy soi tiền, xe nâng tiền, xe đẩy tiền, két bạc, camera giám sát…

Tài sản cố định được đầu tư, mua sắm hoàn thành, Kế toán nội bộ KBNN phải xác định đúng nguyên giá tài sản cố định và lập bảng tính khấu hao tài sản cố định hàng năm theo chế độ quy định.

4.2.4.2. Thực hiện nghiêm công tác kiểm kê, đánh giá tài sản

Kiểm kê tài sản hàng năm là yêu cầu bắt buộc đối với KBNN các cấp nhằm xác định số lượng, chất lượng; giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra để đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán. Qua dó, xác định tài sản thừa, thiếu tìm nguyên nhân để quy trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

KBNN các cấp thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ vào thời điểm 0 giờ ngày 31 tháng 12 hàng năm của kỳ kế toán cuối năm, trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, theo yêu cầu quản lý có thể kiểm kê đột xuất do việc chia, tách, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động của cá nhân hoặc sau khi xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt hoặc theo yêu cầu đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc kiểm kê tài sản cần dán tem hoặc đánh dấu tài sản đã kiểm kê với tài sản chưa được kiểm kê, yêu cầu phải kiểm đếm chi tiết từng loại tài sản; sau khi kiểm kê tài sản, Quản trị tài sản và Kế toán nội bộ phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê tài sản với số liệu trên chương trình theo dõi tài sản 1.5, KBNN phải xác định nguyên nhân và lập phiếu phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

4.2.4.3.Chấp hành tốt chế độ báo cáo kê khai tài sản nhà nước

KBNN các cấp cần chấp hành tốt chế độ báo cáo, kê khai tài sản nhà nước với KBNN cấp trên và các cơ quan có liên quan như: Trụ sở làm việc, ô tô các loại, quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất.

Tiếp tục hướng dẫn, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi tài sản nhà nước; hướng dẫn các KBNN cấp dưới thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản nhà nước.

Thường xuyên báo cáo tiến độ giải ngân đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và tình hình thực hiện kế hoạch mua sắm tài sản. Rà soát tài sản hiện có của KBNN các cấp không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích, hoặc vượt định mức quy định. Trên cơ sở đó, tham mưu xử lý, sắp xếp lại tài sản hoặc thu hồi điều chuyển tài sản từ nơi thừa đến nới thiếu hoặc thực hiện bán đấu giá, bán thanh lý nhằm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)