Bài học kinh nghiệm quản lý và sử dụng tài sản nhà nước cho Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 53)

5. Kết cấu của đề tài

1.5.3. Bài học kinh nghiệm quản lý và sử dụng tài sản nhà nước cho Kho bạc

nhà nước Vĩnh Phúc

Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước là một vấn đề phức tạp, thực tiễn cho thấy có rất nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, với cách thức quản lý ưu việt của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Công hoà Pháp, Canada và kinh nghiệp công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại KBNN hải Dương, Phú Thọ cho thấy những bài học quý báu cho việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước ở KBNN Vĩnh Phúc như sau:

Một là, phải có một đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm

chính về quản lý tài sản Nhà nước trong KBNN.

Để phục vụ công tác quản lý tài sản nhà nước như trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác thông qua nhiều hình thức đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận điều chuyển. Nhìn chung, các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương đã có nhiều biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản được trang cấp. Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản tại một số đơn vị còn bị buông lỏng, chưa quy trách nhiệm chính cho một đơn vị, tổ chức quản lý; tình trạng sử dụng tài sản không đúng mục đích, lãng phí; cho thuê, cho mượn không đúng quy định còn diễn ra ở một số nơi. Cho nên, ở một số nước đã thực hiện luật hoá công tác quản lý tài sản và thành lập bộ chuyên ngành để quản lý như Trung Quốc thành lập Bộ quản lý Công sản, Chính phủ Canada thành lập công ty Quản lý đất đai, bất động sản để quản lý tài sản, còn phương tiện vân tải giao cho Trung tâm Quản lý Thiết bị Vận tải để quản lý ô tô chung theo phương thức cho thuê; KBBN tỉnh Hải Dương, Phú Thọ giao cho Phòng Tài vụ, Văn phòng, Giám đốc Kho bạc huyện, thị

quản lý… như vậy tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại kho bạc cao hơn.

Hai là: Hệ thống các văn bản pháp luật để quản lý và sử dụng tài sản nhà nước

tại các cơ quan nhà nước phải được quan tâm quán triệt và thực hiện nghiêm túc.

Trong đó, quy định các tài sản sử dụng trong các cơ quan nhà nước đều có giấy phép hợp pháp để quản lý, sử dụng như Cộng hoà Pháp; các tài sản không có nhu cầu sử dụng thì được bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê; KBNN Hải Dương, Phú Thọ đã chú trọng xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản… đều phải tuân thủ theo quy chế nội bộ đã ban hành…

Ba là, Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại KBNN

Việc phân cấp quản lý tài sản trong các cơ quan nhà nước được Chính phủ các nước tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp gắn quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản (ở cấp chính quyền địa phương cơ sở); việc ban hành các chính sách, chế độ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, tuy nhiên thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, xử lý tài sản nhà nước được phân cấp mạnh mẽ theo chế độ phân cấp ngân sách.

Ở Canađa, việc quản lý xe ôtô được giao cho Trung tâm vận tải quản lý, nên tính chuyện nghiệp hoá rất cao. Các cơ quan nhà nước muốn sử dụng phương tiện vận tải phải thuê theo hợp đồng. Như vậy, tính chuyên nghiệp được thể hiện từ việc bố trí sắp xếp xe ô tô, đến việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ phương tiện.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tại KBNN Vĩnh Phúc gồm những vấn đề gì ?

- Để đánh khách quan giá thực trạng công tác quản lý tài sản ở KBNN Vĩnh Phúc cần phải dựa vào các tiêu chí nào?

- Thực trạng công tác quản lý tài sản ở KBNN Vĩnh Phúc theo các tiêu chí đánh giá đã được xác định?

- Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý tài sản ở KBNN Vĩnh Phúc?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận văn, các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn tác giả chủ yếu thu thập các dữ liệu thứ cấp cả nguồn bên trong và bên ngoài KBNN tỉnh Vĩnh Phúc.

- Với các dữ liệu bên ngoài sử dụng trong luận văn tác giả thực hiện thu thập qua việc tìm kiếm từ các nguồn tài liệu trên mạng, trên thư viện của trường, trên các báo cáo, văn bản của các cơ quan có liên quan như Cục thuế, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Các nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ bên ngoài còn tập trung ở giáo trình, các tài liệu lý thuyết quản lý kinh tế vĩ mô, vi mô, sách chuyên khảo, luận văn, luận án, các bài nghiên cứu mang tính học thuật, các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.

- Với những dữ liệu thứ cấp bên trong sử dụng trong luận văn, đây là các dữ liệu sẵn có đã qua xử lý của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc, như: thu thập, sử dụng các báo cáo tổng kết công tác sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản, tài liệu kế toán, tài liệu thống kê kết quả công tác hàng năm của KBNN Vĩnh Phúc.

2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

Các dữ liệu tác giả thu thập được phục vụ cho nghiên cứu luận văn được xử lý bởi các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

+ Phân tích các nguồn tài liệu (các bài báo khoa học đăng trên tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo; luận văn, luận án, văn bản pháp quy của Nhà nước...) có liên quan đến đề tài để thấy được các quan niệm, cách nhìn chuyên biệt của mỗi tác giả, trên cơ sở đó luận văn tìm ra những vấn đề lý luận cơ bản chung nhất, có mối liên hệ lô gic, bản chất để lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận văn.

+ Phân tích, thống kê mô tả kết quả mua sắm tài sản Nhà nước tại KBNN Vĩnh Phúc các năm 2012, 2013, 2014, 2015, so sánh các số liệu, đánh giá trong văn bản như: báo cáo tổng kết hàng năm, thời kỳ, tài liệu kế toán hàng năm từ năm 2012 đến năm 2015 do KBNN tỉnh Vĩnh Phúc ban hành để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, dưới góc độ công tác quản lý kinh tế vi mô cả về ưu điểm, hạn chế chỉ ra nguyên nhân của vấn đề này.

+ Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê những đặc tính cơ bản của những dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực tiễn. Chúng tạo ra nền tảng cho mọi phân tích định lượng về số liệu công tác quản lý sử dụng tài sản tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc. Cách sử dụng: có thể biểu diễn thống kê dữ liệu bằng đồ thị; bảng số liệu…

+ Sử dụng phương pháp so sánh để xác định xu hướng, mức độ biến đổi của các chỉ tiêu đã thu thập, phân tích được làm cơ sở để đưa ra nhận định, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu…

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết:

+ Tổ chức liên kết những mặt, những bộ phận, những mối liên hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc của chủ đề nghiên cứu.

+ Tổng hợp các phân tích, các dữ liệu, các đánh giá bằng những mối liên hệ phổ biến, lô gic để hình thành cơ sở lý luận, thực tiễn, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hiệu quả tài sản ở KBNN Vĩnh Phúc.

+ Sắp xếp tài liệu theo các mối quan hệ của vấn đề nghiên cứu để nhận dạng động thái và tương tác của vấn đề nghiên cứu, như: tiến trình phát triển của vấn đề nghiên cứu, quan hệ nhân quả của vấn đề nghiên cứu.

- Tác động vào thông tin đã thu thập được, loại bỏ những thông tin không cơ bản, phân loại, so sánh, đối chiếu để kiểm tra tính khoa học, tính chính xác của thông tin, liên kết thông tin theo mối liên hệ bản chất để xác định cơ sở lý luận, thực tiễn, đề xuất, định hướng, giải pháp quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trong kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc

- Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết:

Sắp xếp các thông tin đa dạng thu thập được từ các ngồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với cấu trúc chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống - cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học), từ đó mà hoàn chỉnh một lý thuyết mới giúp hiểu biết đối tượng nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và sâu sắc hơn.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

- Sử dụng năng lực trí tuệ của một số nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài để đề đề xuất giả thuyết nghiên cứu, hoàn thiện lý luận, củng cố luận cứ, xem xét, tìm ra giải pháp tối ưu cho việc hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp tiến hành: Cung cấp toàn văn bản thảo đề tài cho các chuyên gia là đại diện lãnh đạo, quản lý KBNN Vĩnh Phúc, một số cán bộ khoa học trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến môn học quản lý kinh tế, để chuyên gia đọc, góp ý trực tiếp vào bản thảo, kết hợp với phỏng vấn, trao đổi thông tin liên quan để bổ sung, hoàn thiện đề tài.

2.3. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc dụng tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

2.3.1. Đánh giá ưu điểm, hạn chế của việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản, lập dự toán đầu tư mua sắm tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh phúc dự toán đầu tư mua sắm tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh phúc

Đây chính là đánh giá tính thống nhất và những mâu thuẫn bất cập trong phân cấp quản lý, sử dụng tài sản KBNN, tính hiệu quả, khả thi trong lập dự toán, phê duyệt dự toán đầu tư mua sắm tài sản giữa KBNNTW và KBNN Tỉnh.

Đánh giá chính xác vấn đề trên sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá việc chấp hành dự toán, quyết toán mua sắm tài sản tại KBNN Tỉnh. Phương pháp đánh giá:

- Dựa vào các văn bản hướng dẫn của trên về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại KBNN Vĩnh phúc để đánh giá.

- Dựa vào báo cáo tài sản mua sắm hàng năm, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, nâng cấp công trình kiến trúc ở KBNN Vĩnh Phúc để đánh giá.

- Thống kê, so sánh, đánh giá kết quả lập dự toán mua sắm tài sản tại KBNN Vĩnh phúc giai đoạn 2010-2016.

2.3.2. Đánh giá việc chấp hành dự toán đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Đánh giá hiệu quả thực thi và tính thống nhất trong các hình thức mua sắm tài sản tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc.

Phương pháp đánh giá:

- Dựa vào các văn bản pháp lý quy định về mua sắm tài sản tại KBNN Vĩnh Phúc để đánh giá tính thống nhất trong tổ chức thực hiện.

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong chấp hành dự toán đầu tư xây dựng cơ bản…. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong chấp hành dự toán mua sắm tài sản….

- Thống kê, so sánh kết quả giữa các định mức được xây dựng, mua sắm tài sản cho mỗi hạng mục, chức danh... với thực tế hiện có của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.3. Đánh giá việc quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc nhà nước Vĩnh Phúc

Đánh giá tính thống nhất trong các văn bản quy định về quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc như: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê tài sản.

Phương pháp đánh giá:

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do mua sắm Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế +

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào

Các chi phí liên quan phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định như chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế Nguyên

giá TSCĐ =

Giá thành thực tế xây dựng hoặc tự chế +

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ

vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ =

Giá quyết toán công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng +

Các chi phí liên quan trực tiếp khác nếu có - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng

Nguyên giá TSCĐ =

Giá trị thực tế của tài sản

được Hội đồng đánh giá tài sản định giá

- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến Nguyên

giá TSCĐ

=

Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán hoặc Hội đồng đánh

giá lại tài sản định giá

+

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ

vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - Thực hiện các văn bản pháp lý về quyết toán kinh phí mua sắm tài sản tại Kho bạc nhà nước Vĩnh phúc.

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong chấp hành quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản….

2.2.4. Công tác quản lý và sử dụng, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Đánh giá kết quả tổ chức bộ máy quản lý, phương pháp quản lý, hoạt động kiểm tra, giám sát sử dụng tài sản của Khoa bạc Nhà nước Vĩnh Phúc.

Phương pháp đánh giá:

Dựa vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn quản lý tài sản của KBNN tỉnh Vĩnh Phúc (như quy chế, quy định, hướng dẫn…) để để đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác này.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát chung về quá trình phát triển và tình hình tài sản tại Kho bạc

nhà nước Vĩnh Phúc

3.1.1. Khái quát quá trình phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước

Vĩnh Phúc

Ngày 04/01/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký Quyết định số 07/HĐBT về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/4/1990.

Theo đó, ngày 21 tháng 3 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quyết định số 185 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Chi cục KBNN Vĩnh Phú và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1990 cùng với các Chi cục Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 15 tháng 11 năm 1996, tại kỳ hợp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh: Vĩnh Phúc và Phú Thọ. KBNN Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1138/QĐ-TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)