Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 77 - 80)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản của Kho bạc nhà nước Vĩnh Phúc

Căn cứ Luật NSNN (năm 2002); Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình [8]; Thông tư số 19/2011/TT-BTC, ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước...[3].

Về chứng từ kế toán: Văn phòng KBNN tỉnh và các KBNN huyện thực hiện theo đúng mẫu chứng từ kế toán được Bộ Tài chính quy định; nội dung chứng từ kế toán được lập rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt; số tiền bằng số và bằng khớp đúng; các chữ ký trên chứng từ kế toán đảm bảo đầy đủ theo chức danh quy định. Hồ sơ, chứng từ quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản đảm bảo theo chế độ bao gồm: Kế hoạch mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt chi tiết theo từng loại tài sản mua sắm; Hồ sơ đấu thầu (trường hợp phải tổ chức đấu thầu)...; quyết định mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc của thủ trưởng đơn vị hoặc của cấp có thẩm quyền theo phân cấp; Hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; hoá đơn bán hàng hoá của người bán...

Về sổ kế toán: Được KBNN Vĩnh Phúc mở đầy đủ và ghi chép phản ánh tăng giảm tài sản; quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán; sổ kế toán được lập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, bảo đảm đầy đủ các thủ tục pháp lý của sổ kế toán theo quy định. Đồng thời, phòng Hành chính - Quản trị KBNN tỉnh thực hiện theo dõi tài sản trên phần mềm quản lý tài sản 1.5 của Cục công sản - Bộ Tài chính.

Về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê tài sản: Được đơn vị lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán được thuyết minh chi tiết cụ thể về tình hình phát sinh khối lượng, tình hình tăng giảm vật tư...tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của đơn vị và tình hình kinh phí chưa sử dụng hết, chưa quyết toán đề nghị chuyển nguồn sang năm sau theo chế độ quy định. Báo cáo kiểm kê thực tế được đối chiếu với sổ theo dõi tài sản đảm bảo khớp đúng; định kỳ lập Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, dụng cụ và Biên bản kiểm kê tài sản cố định theo yêu cầu lãnh đạo khi có sự thay đổi về tổ chức.

Về số liệu báo cáo quyết toán tài sản: Số liệu báo cáo tài chính rõ ràng, khớp đúng giữa sổ sách kế toán và báo cáo theo dõi tài sản 1.5; khớp đúng giữa số liệu kế toán nội bộ với phòng Kiểm soát chi và phòng Kế toán nhà nước. Định kỳ, giữa Kế toán nội bộ KBNN với Kế toán nhà nước đối chiếu số liệu theo quy định. Qua đó, giúp công tác quyết toán kinh phí hàng năm và quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành công trình được nhanh chóng, thuận lợi đảm bảo theo đúng chế độ tài chính.

Bảng 3.7 Tình hình quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản

Đơn vị: 1000đ

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Dự toán được duyệt 5.790.348 3.627.233 8.951.006 21.102.905 17.226.967

1 Đầu tư XDCB 2.041.000 1.000.000 5.800.000 14.850.000 12.210.000

2 Sửa chữa nhà cửa 350.000 980.000 410.957 2.050.000 1.871.000

3 Sửa chữa ô tô 70.000 65.000 90.000 30.000 50.000

4 Mua sắm tài sản 3.329.348 1.582.233 2.650.049 4.172.905 3.095.967

II Thực hiện dự toán 3.444.736 3.256.133 4.149147 20.065.758 17.095.901

1 Đầu tư XDCB - 800.000 1.055.000 14.850.000 12.210.000

2 Sửa chữa nhà cửa 295.388 831.000 410.957 1.035.836 1.742.000

3 Sửa chữa ô tô 70.000 65.000 90.000 30.000 50.000

3 Mua sắm 3.079.348 1.560.133 2.593.190 4.140.922 3.093.901

III Quyết toán kinh phí 3.444.736 3.256.133 4.149147 20.065.758 17.095.901

1 Đầu tư XDCB - 800.000 1.055.000 14.850.000 12.210.000

2 Sửa chữa nhà cửa 295.388 831.000 410.957 1.035.836 1.742.000

3 Sửa chữa ô tô 70.000 65.000 90.000 30.000 50.000

3 Mua sắm 3.079.348 1.560.133 2.593.190 4.140.922 3.093.901

IV

Tỷ lệ (%) Quyết toán kinh phí so với dự toán được giao

59,5% 89,7% 46,4% 95% 99,2%

Nguồn: KBNN Vĩnh Phúc

Theo bảng 3.7 tình hình quyết toán kinh phí đầu tư, mua sắm tài sản cho thấy: Giá trị tài sản được quyết toán so với dự toán được phê duyệt năm 2015 và năm 2016 đạt tỷ lệ cao, chiếm trên 95%. Trong khi đó, năm 2014 đạt tỷ lệ thấp (46,4%) là do không thực hiện được giải ngân vốn đầu tư xây dựng trụ sở KBNN Sông Lô.

Hạn chế trong quyết toán kinh phí đầu tư

Một là: Công tác theo dõi, hạch toán sổ kế toán cả về mặt hiện vật và giá trị, thực hiện việc lập thẻ tài sản cố định và đăng ký quyền quản lý sử dụng tài sản theo quy định...còn chậm. Kinh phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản (như

nhà cửa, vật kiến trúc...) hoàn thành chưa được kế toán theo dõi, bổ sung vào nguyên giá tài sản dẫn đến tính khấu hao tài sản cố định chưa chính xác.

Hai là: Chế độ thông tin báo cáo trên phần mềm quản lý tài sản 1.5 của Cục Công sản (Bộ tài chính) còn chưa phù hợp với yêu cầu quản lý, chậm nâng cấp hiện đại hoá công nghệ quản lý... dẫn đến gặp khó khăn trong việc nắm bắt số lượng tài sản, thực tế tình hình quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị.

Ba là: Cán bộ theo dõi quản lý đầu tư XDCB nội ngành chưa chuyên nghiệp và chưa có tính chuyên sâu; chế độ kế toán nội bộ ngành KBNN đang có sự thay đổi từ cơ chế quản lý phân tán sang quản lý tập trung tại KBNN cấp tỉnh và KBNN TW, nên công tác quản lý dôi khi còn lúng túng; việc theo dõi, ghi chép phản ánh biến động tài sản chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Tài vụ và phòng Hành chính - Quản trị. Trình độ cán bộ kỹ thuật, cán bộ theo dõi TSCĐ chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, chưa đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản để cải cách thủ tục hành chính của ngành, đặc biệt chưa tính toán được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật với hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản cố định của đơn vị.

Bốn là: Việc tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí, kiểm kê tài sản mới dừng ở việc quản lý, theo dõi thanh quyết toán, thanh lý và xử lý tài sản cố định thừa, thiếu theo quy định của Nhà nước và báo cáo thống kê hàng năm. Song công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ chi tiết từng loại tài sản tại các đơn vị KBNN huyện, thị, Phòng giao dịch hoặc các phòng nghiệp vụ còn yếu; cán bộ Tài vụ và cán bộ Hành chính - quản trị chưa theo dõi chi tiết lý lịch tài sản, nguồn kinh phí mua sắm và vị trí lắp đặt tài sản; công tác quản lý và quá trình sử dụng tài sản của một số cá nhân, bộ phận chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nắm bắt được tình hình sử dụng tài sản kịp thời, do vậy khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tài sản để xử lý và mua sắm tài sản mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản tại kho bạc nhà nước vĩnh phúc (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)