5. Kết cấu của luận văn
3.3.8. Thực trạng đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo
Sau mỗi khóa đào tạo thì giảng viên trực tiếp giảng dạy sẽ đánh giá chất lượng của mỗi học viên và gửi lên phòng tổ chức hành chính. Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo là rất cần thiết nhằm nhìn thấy được mặt tích cực và tồn tại của công ty để từ đó có giải pháp phát triển đúng đắn. Công ty Khương Nam đã sử dụng một số phương pháp như sau:
- Đánh giá học viên: dựa vào bảng điểm và sự đánh giá của người cùng học (đối với cán bộ được cử đi học). Cán bộ được cử đi học, kết thúc khóa học phải nộp kèm bảng điểm. Bên cạnh đó dựa vào việc cung cấp thông tin của người cùng học để đánh giá khả năng, thái độ của người học.
Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc qua việc hỏi ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp: là người hiểu rõ về trình độ chuyên môn, hiệu quả thực hiện công việc của cấp dưới. Khi có thay đổi trong hành vi thực hiện công việc thì có những đánh giá chính xác: sự nhạy bén trong công việc, chính xác trong việc giải quyết các tình huống…nhằm đưa ra kết luận chương trình đào tạo tác động như thế nào, xem phương pháp đó có hiệu quả không.
- Phòng tổ chức hành chính tiến hành thực hiện đánh giá hiệu quả của khoá đào tạo ngay sau khi khoá học kết thúc bằng việc gửi phiếu lấy ý kiến sau đào tạo cho mỗi học viên, phiếu lấy ý kiến được lập trên cơ sở thu thập các ý kiến đánh giá của mỗi học viên về khoá đào tạo từ đó hoàn thiện hơn công tác đào tạo cho các khoá đào tạo sau. (Mẫu phiếu nằm ở phụ lục)
- Sau đào tạo 3 tháng, trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm đánh giá lại năng lực của người lao động tại đơn vị đã được cử đi đào tạo về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ rồi gửi về phòng tổ chức hành chính sau khi có kết quả đánh giá.
quả sau đào tạo, nhằm tự đánh giá về, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đạt được, ý thức chấp hành nội quy, quy định của khoá đào tạo của bản thân mình đạt và có những đề xuất, kiến nghị sau đào tạo để đóng góp cho công tác đào tạo ngày một hoàn thiện hơn.
Bảng 3.25. Đánh giá của đối tượng được khảo sát về công tác đào tạo
STT Chỉ tiêu Tổng mẫu (người) 1 2 3 4 5 ĐTB 1 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tốt, đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo
212 9 24 31 79 69 3,83
2
Ông/bà có thể áp dụng tốt các kiến thức, kỹ năng được học vào công việc hiện tại
212 16 29 34 69 64 3,64
3 Sau khóa học, năng lực
của ông/bà được nâng cao 212 14 24 36 76 62 3,70
4 Ông/bà hài lòng về công
tác đào tạo của công ty 212 12 25 35 74 66 3,74
(Nguồn: Tự tính toán từ khảo sát của tác giả)
Có thể thấy, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đã khá đầy đủ, đảm bảo hoạt động đào tạo được diễn ra suôn sẻ, được đánh giá với mức điểm 3,83. Công tác đào tạo của công ty về cơ bản đã được người lao động đánh giá khá tốt, với mức điểm trung bình đạt được là 3,74. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một mức điểm cao với 12 người rất không đồng ý; 25 người không đồng ý, điều này cho thấy hoạt động đào tạo của công ty vẫn còn một số bất cập. Nhiều người lao động cho rằng họ chưa áp dụng được các kiến thức, kỹ năng được học vào công việc hiện tại; năng lực của họ chưa thực sự được tăng cường sau các khóa đào tạo. Điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo tại công
ty.
Những người sau quá trình đào tạo đã có tay nghề, chuyên môn cao có ý thức trong quá trình làm việc, chấp hành tốt các nội quy quy chế trong doanh nghiệp, có khả năng nắm bắt công việc một cách nhạy bén hơn so với trước khi chưa qua đào tạo. Họ có thể thực hiện công việc một cách tốt hơn, ngay cả khi có sự cải tiến kỹ thuật và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong công việc.