5. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng nhân lực tại doanh nghiệp
- Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nhân lực thông qua thể lực:
+ Chiều cao, cân nặng, thể lực, thị lực của CBNV theo giới tính;
+ Chất lượng CBNV của công ty thông qua thể lực được phản ánh qua kết quả khám sức khỏe của người lao động. Kết quả khám sức khỏe của cán bộ được phân ra làm 3 mức chính là loại I, II và III (Theo quy định QĐ 1613/1997/QĐ-BYT).
+ Loại I: Sức khỏe lao động ở mức Tốt, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc
+ Loại II: Sức khỏe lao động ở mức Trung bình, vẫn có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc
+ Loại III: Sức khỏe lao động ở mức kém, không có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, thể lực của người lao động còn được thể hiện qua sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội của người lao động trong quá trình làm việc. Sức khỏe tinh thần được thể hiện qua cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của người lao động khi làm việc, sức khỏe xã hội được thể hiện qua khả năng hội nhập, tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm của người lao động đối với đồng nghiệp.
- Chỉ tiêu thể hiện chất lượng nhân lực thông qua trí lực, bao gồm:
+ Trình độ học vấn: Phản ánh trình độ học vấn của người lao động trong công ty gồm những trình độ nào, (Sau Đại học, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, trình độ khác...) số lượng, chất lượng, mức tăng giảm hàng năm...
động về ngoại ngữ, tin học và mức độ sử dụng các kỹ năng đó (thành thạo, biết, không biết...)
+ Chuyên môn kỹ thuật: Trình độ chuyên môn kỹ thuật là ngành nghề người lao động được đào tạo như kế toán, dược sĩ, bác sĩ, kỹ thuật viên....
+ Thâm niên công tác: Là số năm người lao động làm việc trong tổ chức - Chất lượng nhân lực thông qua tâm lực: Chỉ tiêu này được thể hiện dựa trên đánh giá lẫn nhau của CBNV trong công ty về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực của cán bộ nhân viên trong công ty.