5. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Thực trạng công tác đánh giá công việc
Việc thực hiện đánh giá công việc của CBNV THAIPHACO được thực hiện hàng ngày, hàng tháng và hàng năm, cụ thể như sau:
Đánh giá hàng ngày (theo bảng chấm lương): Hàng ngày, CBCNV đi làm
vào lúc đầu giờ và kết thúc cuối giờ đều phải sử dụng máy chấm công để xác định ngày công, ngoài ra Trưởng bộ phận phối hợp với phòng Tổ chức hành chính kiểm tra xem cán bộ có tham gia làm việc trong ngày đó hay không. Sau đó báo cáo lên tổ chức lao động tiền lương. Việc tính lương và tính thưởng cho người lao động đều được xét chủ yếu trên máy chấm công hàng ngày được tập hợp lại.
Đánh giá hàng tháng (theo xếp loại A,B,C,D): Định kỳ hằng tháng, trưởng
phòng, ban, đơn vị trực thuộc Công ty tiến hành đánh gái kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại phòng ban, đơn vị mình. Việc đánh giá này sẽ cho biết mức độ hoàn thành công việc của nhân viên ra sao, làm cơ sở cho việc trả lương, khen thưởng cũng như bố trí, sắp xếp công việc cho nhân viên.
Với công tác đánh giá hoàn thành công việc. hiện tại Công ty đang thực hiện đánh giá, xếp loại lao động hàng tháng theo quy chế đánh giá lao động theo A, B, C, D. Theo đó, sau mỗi tháng lãnh đạo các phòng, ban và phân xưởng tổ chức họp đánh giá xếp loại lao động cho từng nhân viên của đơn vị mình dựa vào các tiêu chí trong quy chế đánh giá, xếp loại của công ty thông qua biên bản họp, sau đó chuyển đến Hội đồng thi đua khen thưởng của Công ty. Trong đó:
- Lao động được đánh giá, xếp loại A: Không vi phạm bất kỳ nội quy, quy định nào của Công ty và hoàn thành tốt công việc, được hưởng lương với hệ số hoàn thành công việc là 1.0 (tương đương 100% tiền lương thực nhận)
- Lao động được đánh giá, xếp loại B, C, D thì tuỳ theo mức độ vi phạm các nội quy, quy định nào của Công ty, căn cứ các tiêu chí của bản quy chế mà áp dụng hệ số hoàn thành công việc là 0.9; 0.8; 0.5 (tương đương 90%; 80%; 50% tiền lương thực nhận).
Tổng kết 12 tháng của năm, nếu nhân viên nào được đánh giá, xếp loại lao động 100% là A (12 tháng được A) thì sẽ được chia lương bổ sung và nhận thưởng 100%; còn nếu nhân viên nào đó trong 12 tháng có hệ công việc được đánh giá, xếp
loại thấp nhất (D,C,B) sẽ được chia lương bổ sung và nhận thưởng với mức (50%, 80%, 90%).
Đánh giá hàng năm (xếp loại cán bộ, nhân viên):Hàng năm trên cơ sở hướng
dẫn đánh giá xếp loại cán bộ, nhân viên của Phòng Hành chính Tổ chức, các phòng chức năng trong công ty đã tổ chức họp đánh giá, phân loại đối với đội ngũ CBNV và tổng hợp kết quả, phân loại hoàn thành nhiệm vụ đối với CBNV trong việc thực hiên các nhiệm vụ được giao (với các mức đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ).
Bảng 3.22: Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ từ năm 2017-2019
Năm
Mức độ phân loại đánh giá Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành/hoàn thành nhưng còn hạn chế Không hoàn thành Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2017 11 24,5 33 73,3 1 2,2 0 0 2018 13 26,5 36 73,5 0 0 0 0 2019 16 30 38 70 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - THAIPHACO)
Qua bảng 3.22 ta thấy kết quả phân loại, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBNV tại THAIPHACO từ năm 2017 - 2019. Báo cáo cho thấy số lượng CBVN hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 là 16 người, tăng 5 người so với năm 2017, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2019 là 38 người, tăng 5 người so với năm 2017; hoàn thành nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực có 1 người năm 2017, các năm 2018 - 2019 không còn CBNV chưa thật sự hoàn thành công việc.
Với các phương pháp đánh giá này, Công ty xây dựng quy chế gồm những tiêu chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nội quy, quy định của Công ty. Tuy nhiên,
phương pháp đánh giá trên chỉ tác động đến vấn đề thu nhập của nhân viên, chưa tạo niềm tin cho nhân viên về đánh giá, xếp loại sự tích luỹ thành tích cho công việc thăng tiến, chưa áp lực cho nhân viên về hiệu quả trong công việc. Vì vậy không tạo được động lực khuyến khích cho nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt công việc cũng như có ý tưởng, sáng kiến hay. Thực tế triển khai việc đánh giá trên cũng mang tính chất hình thức thủ tục; chưa thể hiện được phong trào thi đua trong làm việc.
Kết quả khảo sát người lao động của THAIPHACO về công tác đánh giá nhân sự tại công ty khá khả quan (bảng 3.23).
Đối với tiêu chí Hoạt động đánh giá được thực hiện thường xuyên, không có phiếu đánh giá ở mức Hoàn toàn không hài lòng, mức Không hài lòng đạt 4% và có tới 96% NLĐ đánh giá ở mức Phân vân trở lên, tập trung chủ yếu ở mức Hài lòng và Hoàn toàn đồng ý, chiếm 59,2%, mức điểm trung bình là 3,71. Thực tế cho thấy, hoạt động đánh giá được thực hiện hàng ngày thông qua hiệu suất công việc trong một ngày của lao động trực tiếp. Cụ thể, cuối ngày làm việc, các chi nhánh bán thuốc phải tổng kết tổng số lượt khách và doanh thu trong ngày. Các thông số này sẽ được lưu lại và được so sánh với các ngày tiếp theo. Thông qua các con số này, cán bộ quản lý sẽ biết được năng suất lao động của NLĐ có đảm bảo định mức không, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của NLĐ tốt hay không tốt. Việc giám sát và đánh giá chất lượng công việc theo ngày giúp cho cả cán bộ quản lý và NLĐ đều nắm được hiệu quả công việc của mình, để từ đó có kế hoạch điều chỉnh ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
Đối với tiêu chí Việc đánh giá được thực hiện công bằng, khách quan, NLĐ cũng được đánh giá khá tốt. Có 3/54 NLĐ đánh giá ở mức độ Không hài lòng chiếm 5,6%, 22/54 NLĐ đánh giá ở mức độ Phân vân chiếm 40,7%, 20/54 NLĐ đánh giá ở mức độ Hài lòng, chiếm 40,6%, mức độ Rất hài lòng là 12 người, chiếm 22,3%. Mức điểm trung bình đánh giá là 3,87, con số này cho thấy việc đánh giá nhân sự của công ty được thực hiện khá tốt.
Tiêu chí Các tiêu chí đánh giá phù hợp với tính chất công việc được đánh giá ở mức độ Phân vân với 57,4% tổng số phiếu, số còn lại tập trung ở mức đánh giá Không hài lòng, chiếm 22,2%, mức độ Hài lòng chiếm 20,4%. Thực tế, hoạt động đánh giá theo ngày chỉ dành cho đội ngũ CBNV thông qua hiệu quả công việc trong ngày, chủ yếu là dành cho đội ngũ bán hàng và dựa vào doanh thu chứ không có các tiêu chí rõ ràng.
Bảng 3.23: Kết quả khảo sát công tác đánh giá nhân sự
TT Tiêu chí đánh giá Rất không hài lòng Tỷ trọng Không hài lòng Tỷ trọng Phân vân Tỷ trọng Hài lòng Tỷ trọng Rất Hài lòng Tỷ trọng Điểm BT
Công tác đánh giá nhân sự
1 Hoạt động đánh giá được thực hiện thường xuyên 0 0 2 4 15 27,8 31 57,4 1 1,8 3,71
2 Việc đánh giá được thực hiện công bằng, khách
quan 0 0 3 5,6 22 40,7 20 37 12 22,3 3,87
3 Các tiêu chí đánh giá phù hợp với tính chất công
việc 0 0 12 22,2 31 57,4 11 20,4 0 0 3,59
Còn với đội ngũ lao động làm việc tại văn phòng, việc đánh giá chỉ được thực hiện một năm một lần thông qua phiếu đánh giá. Phiếu đánh giá này được dùng cho tất cả CBNV trong công ty, do đó, còn mang tính chung chung, và không có tiêu chí cụ thể cho từng vị trí công việc.
Bảng 3.24: Phiếu đánh giá nhận xét nhân viên tại THAIPHACO
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
Họ và tên nhân viên: Vị trí công tác: Bộ phận:
Các yếu tố Điểm đánh giá Giải thích
Khối lượng công việc hoàn thành.
Xuất sắc □ Tốt □ Đảm bảo □ Không đảm bảo□ Chất lượng thực hiện công
việc.
Xuất sắc □ Tốt □ Đảm bảo □ Không đảm bảo□ Tinh thần, thái độ, hành vi,
tác phong. Xuất sắc □ Tốt □ Đảm bảo □ Không đảm bảo□ Tổng hợp kết quả. Xuất sắc □ Tốt □ Đảm bảo □ Không đảm bảo□ (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, THAIPHACO)
Phương pháp đánh giá được sử dụng trong công ty là phương pháp cho điểm. Theo đó, quản lý trực tiếp mỗi bộ phận sẽ đánh giá nhân viên của mình theo tuần
dựa trên các tiêu chuẩn như: số ngày làm việc, chất lượng công việc, tác phong công nghiệp… (như mẫu bảng 3.23). Mỗi tiêu chuẩn ứng với 4 mức độ: Xuất sắc, Tốt, Đảm bảo, Không đảm bảo, tương ứng với số điểm từ 1 đến 4. Với phiếu đánh giá nhân viên này, trưởng các phòng ban sẽ ghi lại những sai lầm, những trục trặc lớn hay những kết quả tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên.
Nói chung công tác đánh giá nhân sự trong công ty được thực hiện tương đối tốt. Công tác này được thực hiện chính xác và công bằng đối với từng cá nhân trong công ty vì người đánh giá là người trực tiếp lãnh đạo. Tuy nhiên, đối với đội ngũ lao động làm việc tại văn phòng, công tác đánh giá không được thực hiện thường xuyên, do đó, việc kiểm soát hiệu quả công việc đối với đội ngũ cán bộ khối văn phòng là chưa cao.