Đối với Công ty Cổ phần Dược và vật tư y tế Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần dược và vật tư y tế thái nguyên (Trang 130 - 140)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với Công ty Cổ phần Dược và vật tư y tế Thái Nguyên

- Xây dựng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực phù hợp với thị trường hoạt động của công ty;

- Cần có chính sách lương thưởng phù hợp và phải được phát huy tốt hơn, nhằm khích lệ tinh thần và tạo động lực lao động cho CBNV ;

- Nên phát huy tốt hơn nữa nguồn tuyển dụng bên ngoài để thu hút ứng viên có trình độ và kỹ năng thực sự đáp ứng cho nhu cầu công việc được tốt hơn.

- Áp dụng các biểu mẫu theo quy trình tuyển dụng tại công ty để công tác tuyển dụng được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn và tạo sự đồng bộ để thông tin đến các phòng ban rõ ràng.

- Xem xét cải thiện mức lương bổng và các khoản khen thưởng phúc lợi khác để tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ nhân viên có thể gắn kết lâu dài với công ty.

- Tổ chức công tác đào tạo cho nhân viên mới để giúp nhân viên hòa nhập với công việc tốt hơn.

- Tổ chức công đoàn của công ty cần được quan tâm một cách đặc biệt. Công đoàn công ty nên tích cực trong việc giúp đỡ hỗ trợ anh em để họ an tâm về cuộc sống gia đình và từ đó anh em càng thắt chặt với công ty càng tích cực cố gắng phấn đấu trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục đẩy mạnh hơn các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động gắn kết giữa CBNV trong công ty.

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực là chiến lược mang tầm quốc gia. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, tổ chức muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân lực tốt. Để có được điều này thì công tác quản lý nguồn nhân lực phải được hoàn thiện và phát triển. Các chiến lược kinh doanh phải luôn đi kèm với chiến lược con người, người lao động quyết định sự thành bại và vị thế của tổ chức trên thị trường.

Đối với Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên - một doanh nghiệp sử dụng khá nhiều lao động, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của sự tiếp xúc giữa người lao động với khách hàng. Vì vậy, vấn đề về tổ chức, quản lý và sử dụng lao động có chất lượng và hiệu quả luôn đặt lên hàng đầu. Điều này, đòi hỏi Công ty phải làm tốt hơn nữa công tác quản trị nguồn nhân lực, nhằm đạt chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra.

Nắm bắt được thực tế đó, luận văn “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên” đã đi sâu vào nghiên cứu vào nội dung quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên và đã hoàn thành các nội dung sau:

1. Đã hệ thống hoá được các vấn đề có tính lý luận cùng với phương pháp đánh giá về chất lượng nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nhân lực trong Công ty.

2. Đã phân tích toàn diện các nội dung về thực trạng chất lượng n nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty, từ đó rút ra các nhận xét về: thành công và hạn chế của công ty trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực.

3. Từ thực trạng công tác nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty và luận văn đã đề xuất được các giải pháp về: Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch và tuyển dụng lao động, Tổ chức hợp lý cơ cấu lao động, Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng người lao động, Hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với người lao động, Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao môi trường làm việc, Nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong cho người lao động… góp phần nâng cao chất lượng nhân lực cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên mà tác giả đề xuất có giải pháp là chiến lược lâu dài, có giải pháp là tình thế và sẽ phát huy tác dụng trong một thời gian, với một điều kiện cụ thể đã được đề cập. Các giải pháp đó có thể chưa đầy đủ hoàn chỉnh, nhưng cũng định hình được một hướng đi cần phải có trong lĩnh vực nhân sự của Công ty trong thời điểm hiện nay.

Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, đòi hỏi luôn phải được nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo không ngừng nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất tùy theo điều kiện của mỗi doanh nghiệp. Tác giả hy vọng những giải pháp trên đây cần được kiểm nghiệm trên thực tế và qua thực tế các giải pháp này sẽ được bổ sung hoàn thiện, điều đó sẽ góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, từ đó tạo động lực cho quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược đưa công ty là trở thành một đơn vị lớn mạnh, có uy tín trong nước và trên thị trường quốc tế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nội vụ (2014), Phương pháp xác định các kỹ năng cần thiết cho từng loại cán bộ công chức, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Bùi Văn Nhơn (2010), Quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2015), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập I, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2014), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập II, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Hoàng Văn Hải (2008), Giáo trình quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2003), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2017), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội.

8. Nguyễn Hữu Dũng (2014), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Việt Nam

9. Nguyễn Thị Kiều Hoa (2015), Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

11. Phạm Đức Thành (2014), Giáo trình quản lý nhân lực, NXB Giáo dục. 12. Phạm Minh Hạc (2011), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004) Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội 14. Trần Kim Dung (2016), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Thống kê 15. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nhân sự, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

16. Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2015), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

17. Trần Xuân Cầu (2008), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

18. Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2017) , Báo cáo Tổng quan Quốc gia về nhân lực Y tế Việt Nam

19. Vũ Hồng Liên (2013), Nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty Công ty cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường, Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động xã hội.

20. Vũ Thị Mai (2012), Kinh tế quản lý nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN

Kính chào các Anh (Chị),

Tôi tên là Ngô Thị Vân - Học viên Cao học Khóa 15- Ngành Quản trị kinh doanh - Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đang thực hiện luận văn tốt nghiệp: "Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên”.

Hiện nay tôi muốn tìm hiểu những suy nghĩ, nhận định của Anh(Chị) với tư cách là cán bộ công nhân viên của Công ty về những công việc liên quan đến công tác nâng cao chất lượng nhân lực hiện nay của Công ty.

Những trả lời của Anh (Chị) theo những câu hỏi trong phiếu dưới đây hoàn toàn chỉ là những dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, ngoài ra không phục vụ vào một mục đích bất kỳ nào khác.

Rất mong sự hợp tác của Anh (Chị).

PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:… ...

Giới tính: Nam  Nữ 

Nhóm tuổi:

Từ 21 đến 30 tuổi  Từ 41 đến 50 tuổi  Từ 31 đến 40 tuổi  Trên 50 tuổi 

Tình trạng hôn nhân: Đã có gia đình Độc thân

Vị trí công tác: Cán bộ quản lý Nhân viên

Phòng ban công tác: ... Số năm công tác: Từ 1- 10 năm  Từ 11 đến 20 năm  Từ 20 năm trở lên  Trình độ học vấn: Trên đại học  Đại học 

Cao đẳng, trung cấp  Sơ cấp  Khác  Lương trung bình/tháng (đồng): Dưới 5 triệu  Từ 5 triệu đến 7,9 triệu  Từ 8 triệu đến 10 triệu  Trên 10 triệu  PHẦN 2: PHẦN ĐÁNH GIÁ

Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh (Chị) về mức độ hài lòng đối với mỗi phát biểu dưới đây.

Xin đánh dấu « V » vào cột phù hợp theo quy ước:

1 2 3 4 5 Rất không hài lòng (Rất kém) Không hài lòng (Kém) Phân vân Hài lòng (Tốt) Rất hài lòng (Rất tốt) TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

I Công tác hoạch định nhân lực

1 Công tác tác hoạch định nhân lực được thực hiện bám sát nhu cầu thực tiễn và mục tiêu của Công ty

2 Kế hoạch tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của Công ty là thỏa đáng

3 Kế hoạch sử dụng nhân lực phù hợp với năng lực và chuyên môn của lao động

4

Công tác tác hoạch định nhân lực được xây dựng giúp công ty chủ động trong sắp xếp nhân sự trong mọi tình huống

TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 II Công tác tuyển dụng

1 Công ty ra thông báo tuyển dụng sớm (trước hạn nộp hồ sơ ít nhất 1 tháng)

2 Nội dung thông báo có đầy đủ thông tin về công việc, chế độ lương, thưởng

3 Các yêu cầu đối với ứng viên rõ ràng, dễ hiểu

4 Hình thức xét tuyển, thi tuyển và thời gian thực hiện được thông báo sớm vàđầy đủ

5

Quá trình đánh giá hồ sơ công khai, minh bạch và công bằng

III Công tác đào tạo, phát triển

1

Công ty thường xuyên tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, định hướng theo từng vị trí công việc

2 Công ty tạo điều kiện cho người lao động phát triển năng lực cá nhân

3 Công tác đào tạo có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự.

4 Công tác đào tạo cán bộ có sự cân đối, phù hợp giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu tham gia.

5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo cán bộ được trang bị một cách đầy đủ.

6 Sau khóa đào tạo, trình độ của cán bộ được nâng cao

7 Công tác đào tạo có sự đồng bộ giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự.

8 Công ty tạo cơ hội phát triển vị trí làm việc cho người lao động có năng lực, thành tích tốt

TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 IV Công tác đánh giá nhân sự

1 Hoạt động đánh giá được thực hiện thường xuyên 2 Việc đánh giá được thực hiện công bằng, khách quan 3 Các tiêu chí đánh giá phù hợp

4 Kết quả đánh giá là cơ sở để nhân viên rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng

V Công tác đãi ngộ

1 Chính sách lương, thưởng của công ty là phù hợp với kết quả làm việc

2 Mức lương phù hợp với chi phí sinh hoạt

3 Công ty có các hình thức khen, thưởng đối với người lao động có thành tích cao

4 Công ty thường xuyên tổ chức các sự kiện gặp mặt, giao lưu và cho CBNV đi du lịch hàng năm

5 Công ty có các chế độ phù hợp, quan tâm đến gia đình người lao động

VI Môi trường làm việc

1 Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, thoáng đãng

2 Công ty trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đảm bảo an toàn

VII Xây dựng văn hóa tổ chức

1

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên

2

Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục về văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động nâng cao được ý thức, tinh thần làm việc

TT Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

3

Các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động gắn kế với nhau và gắn kết với doanh nghiệp, tạo ra tinh thần làm việc tích cực

4

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên

VIII Nâng cao thể lực

1

Công tác khám sức khỏe được tổ chức thường xuyên Khám sức khỏe giúp người lao động phát hiện ra các vấn đề sức khỏe và có hướng điều trị

2

Hoạt động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe được tổ chức thường xuyên, giúp nâng cao thể lực cho người lao động

3

Công tác khám sức khỏe được tổ chức thường xuyên Khám sức khỏe giúp người lao động phát hiện ra các vấn đề sức khỏe và có hướng điều trị

Ý kiến của anh (chị) về chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Y tế Thái Nguyên

...

...

...

...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần dược và vật tư y tế thái nguyên (Trang 130 - 140)