5. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Chỉ tiêu đo lường công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại doanh nghiệp
- Hoạch định nhân lực: Là các số liệu về số lượng, chất lượng nhân sự theo kế hoạch và thực tế thực hiện.
Việc so sánh các chỉ tiêu về kế hoạch nhân lực và thực tế thực hiện sẽ giúp đánh giá mức độ hiệu quả của công tác Hoạch định nhân lực. Mức chênh lệch giữa các chỉ tiêu nhân lực theo kế hoạch và thực tế càng ít thì công tác lập kế hoạch nhân lực càng chính xác, giúp cho công tác hoạch định nhân lực tại doanh nghiệp càng hiệu quả.
Các số liệu trong nhóm này bao gồm: kết quả về công tác dự báo, Hoạch định nhân lực: Các đánh giá của cán bộ công ty CPD&VTYTTH về công tác dự báo nhu cầu nhân lực, Quyết định tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban của công ty, Công tác Hoạch định nhân lực ngắn hạn, Việc lên kế hoạch sử dụng nhân lực và Công tác xác định nhu cầu nhân sự là một chỉ tiêu phản ánh rất khách quan từ các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hiệu quả của công tác này tại công ty.
- Phân tích công việc: Là việc có những quy định rõ ràng, cụ thể về nội dung công việc, yêu cầu công việc, các mối quan hệ trong công việc cho từng vị trí trong công ty. Việc đánh giá chỉ tiêu này là xem xét mức độ hoàn thiện và hiệu quả của công tác phân tích công việc trong công ty
-Tuyển dụng: Là việc đánh giá đầu vào của nhân sự công ty, bao gồm cả về chất lượng và số lượng. Trong đó bao gồm các nội dung sau:
mô, chất lượng...). Bên cạnh đó là kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng: Các đánh giá của cán bộ Công ty về mức độ nghiêm túc của công tác tuyển dụng nhân lực, trình tự thi tuyển và phỏng vấn, chất lượng nhân lực được tuyển dụng thể hiện mức độ hiệu quả của công tác tuyển dụng tại công ty.
- Đào tạo và phát triển: Là công tác nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự trong công ty. Trong đó bao gồm các nội dung sau:
Số lượng các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên: Nếu lớp đào tạo hàng năm được tổ chức thường xuyên, số lượng nhiều và chia ra thành các nghiệp vụ cụ thể thể hiện mức độ quan tâm của công ty đến công tác đào tại càng cao..
Kết quả khảo sát về công tác đào tạo: Các đánh giá của cán bộ Công ty về Mức độ chuyên sâu, cân đối giữa lý luận và thực tiễn của nội dung đào tạo, Sự phù hợp giữa nội dung đào tạo và kế hoạch sử dụng nhân sự; Sự cân đối, đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu tham gia, Mức độ đầy đủ của tài liệu học tập và thiết bị giảng dạy phục vụ công tác đào tạo thể hiện mức độ hiệu quả của công tác đào tạo tại công ty.
- Đánh giá nhân sự: Là thang đo năng suất lao động, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Trong đó bao gồm các số liệu thứ cấp về số lần đánh giá, cách thức đánh giá, kết quả đánh giá nhân sự hàng năm. Số liệu sơ cấp bao gồm kết quả khảo sát về công tác đánh giá nhân viên: Các đánh giá của cán bộ Công ty về mức độ công bằng, chính xác của các đánh giá, Mức độ rõ ràng của các tiêu chí đánh giá, Việc đánh giá giúp cải thiện nâng cao chất lượng của nhân viên, Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp là đồng đều, công bằng đối với mọi cán bộ nhân viên thể hiện mức độ hiệu quả của công tác đánh giá nhân viên tại côngty.
- Đãi ngộ nhân lực: Là các chế độ nhằm thỏa mãn và nâng cao năng lực làm việc của nhân sự trong công ty.
Trong nội dung luận văn, tác giả đánh giá nội dung này thông qua các số liệu về lương, thưởng, đãi ngộ hàng năm đối với CBNV, kết quả khảo sát về công tác duy trì và đãi ngộ nhân lực: Các đánh giá của cán bộ nhân viên Công ty CPD&VTYTTN về mức độ đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống theo mức lương,
phụ cấp và thưởng, mức độ thường xuyên của các đãi ngộ tinh thần, mức độ hiện đại, an toàn của nơi làm việc, mức độ đầy đủ của các trang thiết bị, đồ dùng trong công việc thể hiện mức độ hiệu quả của công tác duy trì và đãi ngộ nhân lực tại công ty.
- Xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp: Kết quả khảo sát về công tác xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp: Các đánh giá của cán bộ nhân viên Công ty CPD&VTYTTN về mức độ được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên của công tác này, mức độ hiệu quả trong việc nâng cao ý thức và tinh thần làm việc của người lao động, mức độ hiệu quả trong việc gắn kết người lao động với doanh nghiệp nhằm tạo ta tinh thần làm việc tích cực cho người lao động.
- Nâng cao thể lực: Kết quả khảo sát về các đánh giá của cán bộ nhân viên Công ty về mức độ thường xuyên của hoạt động khám và nâng cao sức khỏe của CBNV, đánh giá về hiệu quả của công tác khám sức khỏe trong việc phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe cho người lao động.
Chương 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI