Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT lào cai (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm: tài liệu, báo cáo đã công báo trên các tạp chí, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước; định hướng chiến lược của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và kế hoạch triển khai của VNPT Lào Cai, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số báo cáo của VNPT Lào Cai,…

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để tiến hành phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty VNPT Lào Cai, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng hỏi. Dựa trên công thức xác định đơn vị mẫu của Slovin, tác giả thực hiện xác định cỡ mẫu thông qua công thức sau:

n =

N 1 + N(e)2

Trong đó:

n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)

N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)

- Tổng số nhân viên của công ty VNPT Lào Cai tính tới năm 2019 là 184 người. Trong đề tài này, tác giả áp dụng mức sai số cho phép e là 10%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:

n =

184 1 + 184(0.1)2

Số nhân viên được chọn để phỏng vấn là: 65 người.

Bên cạnh đó để đánh giá cụ thể hơn về năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai, tác giả thực hiện phỏng vấn một số người tiêu dùng đã từng sử dụng dịch vụ của VNPT Lào Cai trên địa bàn. Do không thể gửi tới trực tiếp từng người, tác giả đã gửi phiếu hỏi thông qua email và phỏng vấn một số người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này tác giả đã phỏng vấn 336 người.

2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích: Tác giả tiến hành phân chia cái toàn thể của

đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành để tìm hiểu, nghiên cứu, phát hiện ra từng đặc tính và bản chất của từng yếu tố đó.

Qua đó, bản chất của đối tượng nghiên cứu được hiểu một cách rõ ràng hơn. Trong đề tài này, tác giả đã bóc tách thành những vấn đề cơ bản nhất đó là: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh,…

- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình

phân tích, nhưng lại giúp quá trình phân tích tìm ra được cái khái quát nhất. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh, tìm ra nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế. Từ đó, dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai.

- Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các hình thức khác nhau. Các số liệu thu thập được ở dạng rời rạc, do vậy phải có những điều chỉnh, biến đổi để có những con số cụ thể trên từng lĩnh vực. Phương pháp này được sử dụng để biểu diễn dữ liệu thành các bảng số về dữ liệu phục vụ cho việc phân tích năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai.

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu được dùng trong

phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp này được áp dụng với điều kiện các chỉ tiêu nghiên cứu phải có sự đồng nhất cả về không gian và thời gian. Sau khi số liệu được tổng hợp theo năm, tác giả tiến hành so sánh số liệu qua các năm theo từng lĩnh vực của VNPT Lào Cai để thấy được thực trạng tăng trưởng phát triển của VNPT Lào Cai, so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành để rút ra các bài học kinh nghiệm và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai trong thời gian tới.

- Phân tích SWOT: Sử dụng mô hình SWOT để xác định, phân tích

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của VNPT Lào Cai để đề ra các chiến lược, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Mô hình phân tích SWOT cụ thể như sau:

+ Yếu tố bên trong: nêu ra những điểm mạnh (Strengths) và điểm yếu (Weaknesses) hiện tại của VNPT Lào Cai.

+ Yếu tố bên ngoài: nêu ra cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) đối vớiVNPT Lào Cai.

Đây là công cụ kết hợp quan trọng giúp các nhà quản lý đề ra chiến lược trên cơ sở kết hợp và phân tích 4 điểm S, W, O và T của ma trận SWOT.

+ Chiến lược điểm mạnh - cơ hội (S/O): Phát huy những điểm mạnh từ

nội tại của doanh nghiệp để đón nhận những cơ hội từ bên ngoài.

+ Chiến lược điểm yếu - cơ hội (W/O): Khắc phục những điểm yếu bên trong đề nắm bắt các cơ hội bên ngoài.

+ Chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (S/T): Dùng điểm mạnh để hạn chế hoặc giảm thiểu những mối nguy hại từ các mối đe dọa bên ngoài.

+ Chiến lược điểm yếu - nguy cơ (W/T): chiến lược phòng thủ, khắc phục những điểm yếu tồn tại bên trong để hạn chế những tác động tiêu cực từ yếu tố bên ngoài.

Để thực hiện phân tích SWOT, người ta thường đặt các câu hỏi như sau: - Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào làm tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh?

- Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang được xem như là điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi?

- Các thách thức: Những trở ngại hiện tại? Có yếu điểm nào đang đe dọa doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công nghệ, về sản phẩm hay dịch vụ có gì thay đổi? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?

Ma trận SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng phân tích của ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được, do vậy cần có cách nhìn khách quan, thông tin tìm kiếm phải từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT lào cai (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)