Định hướng phát triển của VNPT Lào Cai giai đoạn 2020 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT lào cai (Trang 84 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển của VNPT Lào Cai giai đoạn 2020 2025

Trong những năm tới, VNPT Lào Cai cần nỗ lực hơn nữa để khai thác lợi thế thị trường và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Về phát triển nội bộ, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các phần mềm công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý. Tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ thay thế các hoạt động thủ công nhằm gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí về thời gian và con người.

* Định hướng phát triển người lao động

Trong giai đoạn tới, cụ thể trong năm 2020, VNPT Lào Cai thực hiện rà soát, sắp xếp lại lao động phù hợp với năng lực cá nhân (hoàn thiện công tác khoán địa bàn kinh doanh). Kiểm tra năng lực thực tế của nhân viên kỹ thuật khi thực hiện nhiệm vụ trên mạng lưới, chất lượng mạng lưới trên địa bàn. Dựa vào kết quả kiểm tra, VNPT Lào Cai đề xuất, chủ động tổ chức các chương trình đào tạo cho người lao động bao gồm: (i) Về lý thuyết: đào tạo năng lực cho nhân viên kỹ thuật/ hạ tầng; Nhân viên kỹ thuật. (ii) Về kỹ năng thực tế: Lên chương trình đào tạo hàn nối cáp quang; Sử dụng phần mềm Xtest; Sử dụng phần mềm VNPT CAB; Sử dung máy đo OTDR cho nhân viên kỹ thuật; Cài đặt Camera Wifi IP, đầu ghi Camera; Cài đặt thiết bị đầu cuối Viễn thông; Bảo dưỡng BTS cấp độ 3; Vận hành nguồn điện, điều hòa, ACCU; Đào tạo công tác tiền xử lý, cài đặt App MyTV đối với nhân viên thu cước, nhân viên bán hàng; Đào tạo Kỹ năng bán hàng chăm sóc khách hàng cho nhân viên kỹ thuật và kinh doanh và nhân viên thu cước; Đào tạo nắm bắt, triển khai các dịch vụ CNTT.

* Định hướng phát triển dịch vụ

Hiện nay lợi thế của VNPT là dịch vụ cố định, công nghệ thông tin. Do đó, công ty nên tiếp tục triển khai các gói dịch vụ mới liên quan tới dịch vụ cố định và công nghệ thông tin. Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp, điều chỉnh các gói dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng

thị trường. Mặc dù đây là những dịch vụ mà VNPT Lào Cai có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường, nhưng để duy trì và tiếp tục phát triển lợi nhuận kinh doanh thì công ty cũng cần chú trọng phát triển trong tương lai. Đối với một số loại hình dịch vụ mà năng lực cạnh tranh của công ty còn hạn chế như di động, My TV, dịch vụ băng rộng, định hướng phát triển cụ thể là:

- Chương trình di động

Công ty chú trọng triển khai các chương trình khuyến mại tặng vật phẩm đối với các thuê bao hòa mạng mới theo từng mức doanh thu. Phát triển các kênh di động qua kênh Online và Telesale. Triển khai theo mô hình hộ gia đình, bán hàng và chăm sóc khách hàng tại nhà. Xây dựng phương án, chính sách chăm sóc khách hàng hiện hữu nhằm hạn chế khách hàng giảm doanh thu và rời mạng. Đối với phát triển dịch vụ di động trả trước, công ty triển khai chiến dịch đổi sim 4G cho khách hàng dùng smartphone nhưng chưa sử dụng sim 4G nhằm tăng tiêu dùng data của khách hàng. Tập trung giải pháp gia hạn cho Tập khách hàng mua gói chu kỳ dài của các năm trước để tăng doanh thu. Tập trung giải pháp PTM kèm đăng ký gói cước chu kỳ dài có data để giữ khách hàng. Xây dựng các chương trình khuyến khích tập trung vào khách hàng hiện hữu.

+ Triển khai các chương trình bán hàng, gói cước hướng đối tượng đang chưa sử dụng dịch vụ di động của Vinaphone để nhằm tăng doanh thu và thị phần Vinaphone trên địa bàn tỉnh Lào Cai, xây dựng chính sách bán hàng ưu đãi, kết hợp chương trình mua sim tặng thẻ Vinaphone nhằm tăng doanh thu nạp thẻ và tiêu dùng tài khoản chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

+ Tại các khu vực trạm BTS có hiệu quả sử dụng 3G, 4G thấp thực hiện tổ chức bán hàng lưu động để phát triển trực tiếp đến người sử dụng nhằm tăng hiệu quả. Đẩy mạnh bán gói cước cục bộ, data, gói cước chu kỳ dài qua các hệ thống Vasdealer, CCOS, SMCS bằng cách tư vấn, vận động khách hàng đăng ký gói sử dụng luôn sau khi vừa mua sim, tích cực Outbound, bán gói trên tập khách hàng hiện hữu.

+ Phát triển mới thông qua hệ thống kênh bán hàng: tập trung mở rộng, khai thác kênh bán hàng hiện có; tăng số lượng điểm ủy quyền đăng ký thông tin thuê bao bán được sim, điểm đăng ký thuê bao kích hoạt được sim, chủ động làm việc với Công ty cổ phần những Trang vàng Việt Nam để thống nhất phương án ký HĐLĐ với nhân viên và rà soát đề xuất điểm bán hiệu quả ký Hợp đồng năm 2020. Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển tăng doanh số bán hàng qua kênh OB, các trang mạng xã hội.

- Đối với dịch vụ băng rộng:

+ Bám sát kế hoạch hành động, các chương trình khuyến mại theo thời gian của Tổng công ty.

+ Triển khai chương trình phòng thủ từ xa (Radar) với mục tiêu là: Chủ động cảnh báo, phòng ngừa từ xa các khu vực đối thủ sẽ tấn công, hạn chế khách hàng Băng rộng cố định rời mạng; Giảm tỷ lệ thuê bao FiberVNN hủy tối thiểu 50% so với trước đó; Tăng tỷ lệ tái đóng cước chu kỳ dài lên 80%; Nhân viên quản lý địa bàn phải nắm bắt thông tin, biết được những khu vực và khách hàng trên địa bàn mình quản lý có nguy cơ cao đối thủ sẽ tấn công.

+ Tiếp tục triển khai các chương trình như B2A+ Đồng tâm+Hiệp lực+Bứt Phá giữa khối kinh doanh và kỹ thuật.

+ Chủ động xây dựng chính sách giá cước linh hoạt nhằm thu hút khách hàng mới, đặc biệt chủ động tấn công tiếp cận tập khách hàng đang sử dụng dịch vụ của đối thủ, thuê bao hàng ngày gọi tổng đài báo hỏng để vận động khách hàng sang sử dụng dịch vụ VNPT.

+ Xây dựng chính sách ưu đãi nộp tiền trước, chính sách khuyến khích nhân viên thanh toán thu tiền trước để giữ khách hàng, hạn chế thuê bao rời mạng do giá cước. Các PBH giao kế hoạch thu tiền trước cho nhân viên địa bàn để tăng tính trách nhiệm, phối hợp với nhân viên thu cước: Đảm bảo tỷ lệ

tái đóng trước cước đạt 100%, TB hiện hữu đóng trước cước trên 50%, TB PTM tham gia đóng trước cước tối thiểu 80%.

+ Triển khai đẩy mạnh phát triển gói cước Homecombo cho tập khách hàng FiberVNN hiện hữu và FiberVNN mới.

+ Chủ động chiết xuất dữ liệu khách hàng không phát sinh lưu lượng để kịp thời xây dựng chương trình chủ động theo dõi lưu lượng sử dụng của khách hàng nhằm phát hiện sớm nguy cơ khách hàng rời mạng và chăm sóc kịp thời (bao gồm cả MyTV).

+ Khai thác mạng GPON đã được đầu tư, nhóm nhân viên địa bàn tổ chức tiếp thị tập trung; hỗ trợ, phối hợp, thúc đẩy lẫn nhau giữa 2 khối kinh doanh và kỹ thuật trên địa bàn.

- Đối với dịch vụ MyTV

+ Tập trung phát triển MyTV trên tập khách hàng FiberVNN hiện hữu. Đẩy mạnh tính năng Selfcare cho khách hàng tự đăng ký dịch vụ MyTV qua màn hình EPG. Đẩy mạnh triển khai chương trình khuyến mại cho khách hàng và cơ chế khuyến khích cho nhân viên. Tăng cường công tác truyền thông và chăm sóc khách hàng.

+ Phối hợp VNPT Media, VNPT Lào Cai xây dựng chính sách hỗ trợ khách hàng trung thành, khách hàng lớn bị hỏng STB trong quá trình sử dụng. + Tăng ARPU: Quảng bá, tiếp thị các gói VOD, nâng cấp các gói cước hoặc bán thêm chùm kênh K+.

+ Phát triển khách hàng B2B tại các khu vực có nhiều khách hàng là khách sạn 4* với chính sách phù hợp, hạn chế tối đa việc khách hàng B2B tạm ngưng theo mùa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT lào cai (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)