Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản việt nam​ (Trang 33)

4. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

TTBĐS Singapore phát triển mạnh mẽ vào cuối thập niên 1970, suy thoái giữa thập niên 1980. Lần bùng nổ thứ hai là vào đầu đến giữa thập niên 1990, suy thoái từ năm 1997 đến 2006. Từ năm 2007, TTBĐS tại Singapore bắt đầu lần bùng nổ thứ 3. Năm 2007, thị trường nhà đất Singapore phát triển nóng nhất thế giới, khi giá BĐS tăng 31%.

Tuy nhiên, TTBĐS nước này cũng không tránh khỏi ảnh hưởng dây chuyền bắt nguồn từ sự đi xuống của kinh tế Mỹ, cũng như những áp lực lạm phát đang diễn ra ở nhiều nền kinh tế. Giá nhà dân chỉ tăng 0,4% quý 2/2008. Mặc dù mức tăng chung của thị trường nhà đất quý 2/2008 vẫn đạt 3,7% so với quý 1/2008, song những triển vọng mua bán vẫn ở mức đáng thất vọng.

Các cơn sốt nóng lạnh của Singapore cũng bắt nguồn từ việc cho vay dễ dàng của các ngân hàng và tâm lý ai cũng cho rằng giá nhà chỉ lên cao mà thôi. Hầu hết mọi người cho rằng: cứ mua ngay đi rồi chịu khó vài năm sau đó hoặc hy vọng tiền lương tăng lên để dễ trả nợ, bằng không thì cũng bán đi có lãi nhiều.

Bên cạnh đó, nghiệp vụ chứng khoán hóa BĐS Singapore cũng đã phát triển đến trình độ cao. Các chính sách cho phát triển TTBĐS của Singapore đồng bộ hơn, cho phép nhiều hình thức huy động vốn với những điều kiện dễ hơn nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia vào TTBĐS.

Để bảo vệ người mua, luật pháp Singapore có quy định về quyền chọn mua, đây là quyền mà người bán phải cung cấp cho người mua. Quyền chọn mua có hiệu lực trong vòng 3 tuần tính từ ngày trao giấy chứng nhận quyền sở hữu và bản thảo hợp đồng mua bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản việt nam​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)