4. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Tính hệ thống
Chính sách tín dụng đối với TTBĐS nằm trong hệ thống các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô tác động đến TTBĐS.
Chính sách tín dụng đối với TTBĐS có mối quan hệ mật thiết với các chính sách khác như chính sách tài chính. Các chính sách tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cùng một mục tiêu, thúc đẩy và giữ TTBĐS phát triển ổn định.
Theo đó, chính sách tài chính đối với TTBĐS trong thời gian 2017-2019 có những sự bổ trợ cho chính sách tín dụng với việc cụ thể hoá như sau.
Một là, về ban hành và thực thi chính sách thuế.
Để điều tiết lợi ích trong các quan hệ giao dịch trên thị trường bất động sản (BĐS), Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với BĐS. Các loại thuế liên quan đến BĐS mà Nhà nước tiến hành thu là thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.
Đối với thuế nhà đất: từ năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất và sau đó thay thế bởi Pháp lệnh số 69/LCT/HĐNN ngày 08/12/1992 quy định về việc thu thuế đất, chưa thu thuế nhà và sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1994. Hiện nay, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã được
ban hành, thay thế Pháp lệnh trên, có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Đây là loại thuế đánh vào việc sử dụng đất để ở và đất xây dựng công trình với mục đích động viên một phần thu nhập của người sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả quỹ đất ở, đất xây dựng công trình, hạn chế việc chuyển quỹ đất sản xuất nông nghiệp sang xây dựng nhà.
Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất: mục đích của việc đánh thuế chuyển quyền sử dụng đất là điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất chuyển nhượng nộp vào ngân sách nhà nước..
Đối với thu nhập cá nhân: hiện nay, trên cơ sở của Luật Thuế thu nhập cá nhân, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện, như: Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng BĐS là 2%. Bên cạnh đó, tiền thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng mua bán BĐS hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng là bên nào có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hai là, về ban hành và thực thi chính sách giá.
Nhà nước cũng đã sử dụng chính sách giá BĐS để điều tiết, giúp thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Chính phủ quy định bảng giá, khung giá từng loại đất, vị trí khu đất… làm cơ sở cho các hoạt động liên quan đến thị trường BĐS. Tuy nhiên, thời gian qua có sự chênh lệch rất lớn giữa giá đất do Nhà nước ban hành và giá đất thị trường. Đây cũng là khởi nguồn của những tranh cãi, những sự vụ, những quy định chồng chéo nhau. Đặc biệt, việc tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường đang gặp nhiều vướng mắc, nguyên nhân cũng từ việc “linh hoạt” áp dụng “chính sách 2 giá”.
Trước đây, việc thực hiện thông qua sàn giao dịch BĐS đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh BĐS bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS là bắt buộc, nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 60 triệu đồng (Điều 35 Nghị định số 121/2013/NĐ- CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh BĐS). Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2015, theo quy định tại Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 thì việc quy định giao dịch BĐS phải qua sàn giao dịch BĐS hiện nay là không còn bắt buộc, do vậy các doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc giao dịch qua sàn hay không qua sàn.