Xu hướng phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thị trường bất động sảnViệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản việt nam​ (Trang 78 - 79)

4. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thị trường bất động sảnViệt

4.1.1. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam sản Việt Nam

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Tháng 5/2020, việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn chưa có tín hiệu khả quan về khoảng thời gian dừng. Biện pháp cách ly xã hội và hệ luỵ của việc quá tải bệnh viện, số lượng người nhiễm Covid-19 gia tăng đã khiến cho nền kinh tế các nước lớn, điển hình như Mỹ có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng.

Trong khi đó tại Việt Nam, Covid-19 đã có sự kiểm soát cơ bản vào tháng 5/2020. Nhưng với việc chưa tìm ra vắc xin, khả năng bùng phát dịch bệnh có thể quay trở lại. Chính sách cách ly xã hội của Việt Nam 2 tuần cùng các biện pháp gia hạn cách ly tại một số tỉnh thành khiến nền kinh tế gần như đóng băng. Việc “đóng cửa” của các nước lớn cũng khiến Việt Nam gặp khó khăn trong xuất, nhập khẩu hàng hoá khiến chuỗi giá trị sản xuất bị dừng. Trong khi đó, NSNN đang thể hiện sự quá tải trong việc đưa ra các gói hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp. Tác động của dịch bệnh trong quý 1 đã khiến nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, lượng lao động thất nghiệp cao.

Việt Nam là một nền kinh tế mở, nhỏ, chủ yếu là gia công và chế biến nên dễ bị tổn thương do phụ thuộc rất lớn vào các đối tác thương mại và đầu tư quốc tế. Vì vậy, khả năng phục hồi lại phụ thuộc vào các doanh nghiệp của quốc gia đối tác và môi trường toàn cầu. Nhưng sau mỗi cuộc khủng hoảng, các công ty đa quốc gia thường có xu hướng thu hẹp lại, co cụm, thậm chí là tái cấu trúc nên dễ xảy ra hiện tượng thoái vốn.

Khi năng lực sản xuất các mặt hàng nêu trên bị hạn chế do sự đứt gãy, chậm trễ của các chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ dẫn tới năng lực cung ứng hàng hoá sụt giảm, khiến giá trị hàng hoá tăng lên.

Nếu dịch được khống chế trong quý 2, tăng trưởng GDP năm 2020 dự báo đạt khoảng 5,32% và trường hợp dịch kéo dài hết đến quý 3, thì tăng trưởng GDP dự báo là 5,05%. Dù Việt Nam kết thúc dịch sớm, mà các nước khác, nhất là các đối tác chủ yếu còn chưa hết dịch, thì khả năng phục hồi nền kinh tế cũng chưa thể đạt được tốc độ nhanh, do giao thương, nguồn cung và thị trường vẫn còn bị gian đoạn, chưa phục hồi hoàn toàn (VERP, 2020).

Điều đó có nghĩa, kịch bản này có thể bị kịch bản bất cứ lúc nào một khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản việt nam​ (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)