4. Kết cấu của luận văn
4.2. Định hướng chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản trong thờ
tới phân khúc NƠXH, nhà ở bình dân. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn gia tăng nuôi các dự án.
TTBĐS được kỳ vọng sẽ vượt qua được những khó khăn khi Việt Nam kiểm soát dịch tốt, Việt Nam trở thành điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung sẽ đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Động thái này sẽ giúp BĐS khu công nghiệp phát triển, đồng thời, tỷ lệ người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở Việt Nam gia tăng.
Trong khi đó với việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ kích thích nền kinh tế tiêu dùng. Đây là cơ hội để TTBĐS Việt Nam có sức bật.
4.2. Định hướng chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản trong thời gian tới gian tới
Bên cạnh những kết quả đạt được về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS diễn biến TTBĐS vẫn còn có nhiều tồn tại, bất cập như: Cơ cấu hàng hóa BĐS chưa hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, thiếu sản phẩm nhà ở xã hội và nhà ở giá thấp phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận người dân. Giá cả hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà ở còn khá cao so với thu nhập của người dân, nguồn lực huy động chưa đa dạng. Cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án đến giao dịch bất động sản chưa đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch. Hệ thống pháp luật điều chỉnh TTBĐS còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; việc đầu tư, phát triển các dự án bất động sản ở một số địa phương không theo quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện thực hiện; công tác quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý.
Những bất cập trên TTBĐS có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. Do đó, đối với tín dụng lĩnh vực BĐS, chính sách tín dụng được định hướng:
Một là, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ; điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách của NHNN tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS.
Hai là, NHNN tiếp tục định hướng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, tập trung tín dụng vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Ba là, nghiên cứu, xây dựng chính sách mới, chủ động thực hiện việc giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, điều chỉnh tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay lớn , đối với các khoản cho vay phục vụ nhu cầu về nhà ở xã hội, vẫn áp dụng hệ số rủi ro 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng BĐS vào phân khúc này.
Bốn là, thúc đẩy cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, đặc biệt hỗ trợ nhà ở cho đối tượng là công nhân trong khu công nghiệp để ổn định chỗ ở.