4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sảnViệt Nam
giai đoạn 2017-2019
3.2.1. Điều kiện ra đời chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2017-2019
TTBĐS trong thời gian vừa qua đã nảy sinh những yêu cầu về việc cần thanh lọc, kiểm soát nguồn vốn vào thị trường. Trước đó, giai đoạn năm 2009-1010, 2011-2013, TTBĐS đã chịu tác động trực tiếp của chính sách tín dụng. Sự nới lỏng của chính sách tín dụng đã đưa TTBĐS rơi vào đóng băng (2011-2013) hoặc vỡ bong bóng (2009-2010).
Đến năm 2014, TTBĐS có dấu hiệu phục hồi. Chính sách tín dụng cần được xem xét và bám sát trên TTBĐS.
Mặt khác, do TTBĐS cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý, về tính thanh khoản của thị trường. Trong những thời kỳ trước đã chứng kiến nhiều giai đoạn bong bóng BĐS, TTBĐS đóng băng, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế cũng như tình hình xã hội trong nước.
Xuất phát từ bản chất và những đặc trưng của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách nhà nước phải mang tính bắt buộc. Do vậy, các chính sách Nhà nước phải được thể chế hoá. Chính sách tín dụng phải được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật như luật, pháp lệnh, thông tin, nghị định, chiến lược phát triển và được cá nhân, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, các chính sách được công bố chính thức để tổ chức thực hiện.
Năm 2018, tại Nghị quyết 01/NQ-CP, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Ngày 23/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy TTBĐS phát triển ổn định, lành mạnh, trong đó đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và thúc đẩy TTBĐS phát triển ổn định, lành mạnh.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1398/QĐ-TTg ngày 16/10/2019 về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 83/2019/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đối với lĩnh vực xây dựng, trong đó, đối với TTBĐS và nhà ở, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ TTBĐS, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp…
Trên cơ sở đó, NHNN đã ban hành chính sách tín dụng đối với TTBĐS thông qua các Thông tư, văn bản. NHNN chủ trương điều hành nguồn vốn vào TTBĐS với 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016. Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017, Thông tư 16/2018/TT- NHNN ngày 31/7/2018 và Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 1/1/2020.
Ngoài ra, các văn bản liên quan đến thúc đẩy TTBĐS còn bao gồm: Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.