4. Kết cấu của luận văn
4.3.2.3. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về TTBĐS
Cở sở thực hiện
Công tác quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển TTBĐS phát triển lành mạnh, minh bạch. Thực tiễn cho thấy, vai trò công tác quản lý Nhà nước vẫn chưa phát huy hết khả năng, còn tạo ra những bất cập, rào cản khiến TTBĐS phát triển chưa đúng với tiềm năng hiện tại.
Định hướng thực hiện
Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quy định về điều kiện và thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị nhà ở; lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị…
Việc đơn giản hoá trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp phép dự án đầu tư cần được đặt ra.
Thứ hai, đổi mới công tác quy hoạch. Phương pháp quy hoạch cần được đổi mới theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh BĐS vừa là công cụ để Nhà nước quản lý đất đai và xây dựng. Cần có hình thức phổ biến thông tin quy hoạch cho mọi người biết để tuân thủ. Tăng cường việc quản lý và thanh tra tuân thủ quy hoạch, có biện pháp cương quyết trong cưỡng chế khi có vi phạm quy hoạch.
Ưu điểm của giải pháp
Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về TTBĐS góp phần gia tăng hiệu quả của chính sách tín dụng đối với TTBĐS.
KẾT LUẬN
TTBĐS là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và phát triển TTBĐS đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức đối với lĩnh vực BĐS. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của người dân có thu nhập thấp – trung bình vẫn là một yêu cầu cần phải quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo an sinh, xã hội.
Qua luận văn Chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản, thông qua hệ thống hoá lý luận, đánh giá tác động về thị trường, tác giả đề ra giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chính sách tín dụng đối với TTBĐS, trên cơ sở đó để khơi thông dòng vốn vào TTBĐS, thúc đẩy TTBĐS phát triển lành mạnh.
Các giải pháp mà tác giả đặt ra như từ khâu hoạch định chính sách cần dựa trên nghiên cứu số liệu nhất quán, đầy đủ về TTBĐS; tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng đối với TTBĐS tại các Ngân hàng thương mại; nâng cao năng lực thực thi của các đơn vị có liên quan. Bên cạnh đó, để TTBĐS phát triển lành mạnh, chính sách tín dụng được phát huy hiệu quả, các giải pháp hỗ trợ thị trường như xây dựng nguồn vốn linh hoạt đa dạng cho thị trường, hoàn thiện hàng lanh pháp lý đầy đủ, đặc biệt tránh sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong công tác quản lý Nhà nước, việc cải cách thủ tục hành chính cần được sát sao thực hiện nhằm giảm vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp BĐS, cho nhà đầu tư thứ cấp tham gia vào thị trường BĐS.
Để tối ưu mục tiêu đề ra, các nhóm giải pháp để khả thi và tối ưu hóa cần thực hiện đồng thời, đồng bộ các giải pháp và các kiến nghị. Tuỳ vào mỗi giai đoạn, sẽ tập trung vào giải pháp ưu tiên phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của TTBĐS.
Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn Thạc sỹ, do còn có những hạn nhất định về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi những điểm còn thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ các thầy cô, đồng nghiệp, những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu này để luận
văn được hoàn thiện hơn. Một số khía cạnh đặc thù cần được nghiên cứu sâu hơn, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những công trình sau.
Tóm lại, những nội dung đề cập trong luận văn là nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng, trong khi hệ thống số liệu thống kê không nhất quán và liên tục, cùng với điều kiện khảo sát, nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Do đó, dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành nhưng luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong đợi ở sự đóng góp chân thành của các thầy cô, các anh, chị em đồng nghiệp và bạn đọc gần xa, để có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân, 2011. Chính sách phát triển thị trường bất động sản Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ.
2. Lê Xuân Bá, Trần Kim Chung, 2006. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
3. Thái Bá Cẩn, Trần Nguyên Nam, 2003. Thị trường bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Tài chính.
4. Đỗ Thị Thu Hà, 2014. Bong bóng bất động sản Việt Nam. TP.HCM: NXB TP.HCM.
5. Hoàng Văn Cường, 2006. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thị trường đất đai - Bất động sản ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. W.B.Brueggenmam, 1997. Những vấn đề tài chính và đầu tư bất động sản” (Real estate finance and investments).
7. Ủy Ban Châu Âu, 2005.“Các hệ thống tài chính nhà ở tại các quốc gia chuyển đổi - Lý thuyết và Thực tiễn” (Housing financesystems for countries in transition - principles and examples).
8. Zhang, 2011. Tác động của chính sách lãi suất bất động sản, nghiên cứu tác động của các khoản vay ngân hàng Trung Quốc và giá nhà đất trong môi trường kinh tế vĩ mô.
9. Pirounakis, 2013.“Bất động sản kinh tế”..
10. Geltner, 2014. Phân tích và đầu tư bất động sản thương mại
(Commercial Real Estate Analysis and Investments.
11. Eugenio Cerutti (2015), Tài chính nhà ở và đầu tư bất động sản (Housing Finance and Real-Estate).
12. Lê Văn Huy, 2015. Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,.
tiến sỹ kinh tế, Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
14. Vương Minh Phương, 2016. Hoàn thiện chính sách tài chính đối với thị trường bất động sản. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
15. Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, 2017, 2018, 2019. Báo cáo thị trường bất động sản năm 2017, 2018, 2019.
16. Viện nghiên cứu Kinh tế, 2020. Báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô quý I/2020.
17. Lời dẫn đầu, Tạp chí Tài chính số 708, trang 5.
18. Trần Kim Chung, 2019. Nguồn lực tài chính thúc đẩy thị trường bất động sảnViệt Nam phát triển. Tạp chí Tài chính số 708, trang 6-trang9.
19. Nguyễn Thường Lạng, 2019. Huy động vốn cho bất động sản thông qua thị trường chứng khoán. Tạp chí Tài chính số 708, trang 15-trang17.
20. SSI Reseach, 2017, 2018, 2019. Báo cáo thị trường tài chính – tiền tệ, 2017, 2018, 2019.
21. Bộ Xây dựng, 2020. Báo cáo thị trường bất động sản năm 2019, 2020. 22. Uỷ ban giám sát Tài chính Quốc gia, 2019. Báo cáo về dư nợ tín dụng bất động sản2019.
23. Nguyễn Quốc Hùng, 2019. Nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ thị trường Bất động sản phát triển bền vững, lành mạnh. Kỷ yếu Diễn đàn bất động sản thường niên 2019.
24. Báo cáo soát xét tài chính ngân hàng, 2019. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
25. Hà Cường, 2019. Nhìn lại thị trường 2019: Khan hiếm nguồn cung, giao dịch sụt giảm. Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam. http://reatimes.vn/nhin-lai-thi- truong-2019-khan-hiem-nguon-cung-giao-dich-sut-giam-20200110101930092.html