Tính minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản việt nam​ (Trang 63 - 64)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Tính minh bạch

Chính sách tín dụng cũng đã thể hiện rõ tính minh bạch khi các mục tiêu, quan điểm và các giải pháp đã rõ ràng.

Tuy nhiên, công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát vẫn chưa rõ ràng dẫn tới những tiêu cực trong hoạt động tín dụng đối với TTBĐS của các NHTM (Hộp 3.2).

Hộp 3.2

“Tính minh bạch của chính sách tín dụng đối với TTBĐS Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2019 chỉ thể hiện được phần nhỏ về việc đặt ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế, qúa trình kiểm soát, đánh giá diễn biến thực tế chưa minh bạch. Điều này được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng bất động sản tại các Ngân hàng chưa trung thực. Con số báo cáo dư nợ tín dụng mới chỉ dao động ở mức khoảng 10% rất khó tin. Điều này xuất phát từ việc ngân hàng thương mại “phù phép” các con số để thể hiện sự an toàn của dự nợ tín dụng.

Thứ hai, việc chưa rõ ràng giữa vay mua nhà, sửa nhà (không phục vụ mục đích bán, cho thuê) vào nhóm tín dụng tiêu dùng là nguyên nhân dẫn tới dư nợ tín dụng thấp. Nếu cộng các khoản này vào thì rõ ràng, con số dư nợ tín dụng sẽ lên tới hơn 20%.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách “một kiểu” nhưng các ngân hàng thương mại Việt Nam lại có khả năng “lách luật” tốt. Trong khi đó, tín nhiệm đánh giá ngân hàng với chỉ số trung thực lại chưa có”.

-TS. Nguyễn Trí Hiếu -

Việc ban hành các Thông tư với mục tiêu kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực BĐS vẫn còn hạn chế khi doanh nghiệp chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin về nội dung của chính sách này.

Trong số liệu khảo sát của tác giả, tổng số phiếu phát ra cho doanh nghiệp BĐS đều đưa về kết quả, những doanh nghiệp này chưa được tham khảo và đóng góp ý kiến cho chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản việt nam​ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)