5. Bố cục của đề tài
4.3. Kiến nghị
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên
UBND tỉnh Thái Nguyên là đơn vị quản lý trực tiếp huyện Đại Từ và ngành nơng nghiệp huyện. Do đó, tác giả xin đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên, sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, sở Tài chính, sở Tài ngun và Mơi trường sớm ban hành các quy chế ưu đãi, khuyến khích cho việc chuyển đổi sản xuất của người dân. Ngồi ra, cần có những biện pháp quản lý và rà soát lại các vùng kinh tế ở các địa phương, hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho từng vùng, từ đó các địa phương có điều kiện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và điều kiện của mình.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Để chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp đi vào thực tế và được triển khai có hiệu quả thì vai trị lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đồn thể tại địa phương là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Do đó, lãnh đạo tỉnh cần tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, chính sách kinh tế trọng tâm đến với người dân và trở thành thực tiễn trong cuộc sống thì rõ ràng phải có người lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn cho người dân. Đồng thời cũng chính họ là những hạt nhân gương mẫu đầu tầu nói trước làm trước để nhân dân tin tưởng thực hiện theo, một khi người dân tai nghe, mắt đã thấy thực tế kết quả, thì sự chuyển dịch dễ dàng
và thuận lợi đó cũng chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực phát triển KTNN.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh cần có tầm nhìn trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp trong tỉnh.Để làm tốt điều này cần chú trọng và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch chiến lược phát triển tổng thể kinh tế- xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực gắn kết với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với tầm nhìn dài hạn. Đồng thời cần hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng bãi, vùng nguyên liệu, vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao gắn với các chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút các dự án cơng nghiệp chế biến nơng sản thực phẩm có thế mạnh của tỉnh.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là điều rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Chính vì vậy, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới.
Cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong giai đoạn 2013- 2015, huyện Đa ̣i Từ cũng thực hiện đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực trạng của sự chuyển dịch này đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi; lâm nghiệp, chế biến, ngành nghề phục vụ nơng nghiệp… theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì sự chuyển dịch này còn tồn tại nhiều bất cập như cơ cấu nơng nghiệp chưa có sự chuyển biến mạnh, cịn chậm, chưa khai thác, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; ngành nông nghiệp huyện chỉ mới tập trung phát triển theo chiều rộng, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ theo chiều sâu…Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn của mình.
Trong chuyên đề, tác giả đã thực hiện khái quát các vấn đề sau:
Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đưa ra các xu hướng và các chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cũng như nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ hai, tác giả đã đưa ra hệ thống các phương pháp nghiên cứu bằng việc đưa ra các câu hỏi nghiên cứu; các chỉ tiêu nghiên cứu. Đây là cơ sở để thực hiện nghiên cứu thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thứ ba, tác giả đã thực hiện đánh giá thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ thông qua các chỉ tiêu chương 1 và 2; đồng thời thực hiện khảo sát người dân trong việc đánh giá khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện. Từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác trên tại huyện Đại Từ trong thời gian qua.
Thứ tư, dựa vào những hạn chế, nguyên nhân cũng như định hướng, mục tiêu của ban lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tác giả đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện ngày càng tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, NXB Thống kê.
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ (2013), Đề án Mở rộng và nâng
cao hiệu quả vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, nhân rộng các mơ hình sản xuất điển hình tiên tiến giai đoạn 2013 - 2015.
3. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mơ hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - lý thuyết và thực nghiệm. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), Niên giám Thống kê huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, NXB Thống kê.
5. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới 1986-2002, NXB Thống kê.
6. Bùi Huy Đáp (1983), Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia.
8. Phan Huy Đường (2012),Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Phan Văn Hải (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tại nông thôn Việt Nam, NXB Nông Nghiệp.
10. Hướng dẫn số 980/HDLN-SNN-STC, (2011), Hướng dẫn liên ngành của
Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính về thủ tục lập dự tốn và thanh quyết tốn nguồn kinh phí hỗ trợ miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
11. Bù i Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngà nh kinh tế Viê ̣t Nam
12. Nguyễn Đình Thọ & Mai Trang (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Thống Kê.
13. Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi đến năm
2020.
14. Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.
15. Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03/4/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020.
16. http://www.thainguyen.gov.vn/ 17. http://www.daitu.thainguyen.gov.vn/
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01: Câu hỏi điều tra, khảo sát hộ gia đình
Kính chào các anh/chị.
Tôi là Lê Thị Phương Dung, hiện tôi đang là học viên cao học trường Đại học Thái Nguyên. Tôi đang thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: “Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Rất mong anh/chị dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi dưới đây để tơi có thể thu thập thơng tin cho đề tài của mình. Sự giúp đỡ của anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả luận văn.
Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được phục vụ với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, khơng nhằm mục đích thương mại. Các thơng tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho Thầy cơ để kiểm chứng khi có u cầu. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị!
Mức độ đồng ý của người được khảo sát được chia thành 5 mức độ:
(Tích dấu √ vào phần lựa chọn) 1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Khơng đồng ý
3. Bình thường 4. Đồng ý
5. Hoàn tồn đồng ý
PHẦN KHẢO SÁT THƠNG TIN 1.Thơng tin cá nhân
1.1 Giới tính Nam Nữ 1.2 Nhóm tuổi
Dưới 30 Từ 30 - 35 Từ 36 - 40 Trên 40 tuổi 1.3 Học vấn
Trung cấp Cao đẳng Đại Học 1.4 Thu nhập hiện tại
Dưới 9 triệu đồng
Trên 14 triệu đồng
Phần A: Câu hỏi điều tra mức độ đồng ý của hội viên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015:
Nhóm Câu hỏi Trả lời
Nhân tố về điều kiện tự nhiên
-Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp để phát triển trồng
trọt như lúa, chè… 1 2 3 4 5
- Điều kiện tự nhiên huyện phù hợp để phát triển chăn nuôi
như gia súc, gia cầm, thủy sản… 1 2 3 4 5 - Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp để phát triển ngành
lâm nghiệp 1 2 3 4 5
- Điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp để phát triển các
ngành dịch vụ nông nghiệp 1 2 3 4 5
Nhân tố lao động
-Chất lượng lao động trong huyện ngày càng được cải thiện,
đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp huyện 1 2 3 4 5 -Số lượng lao động nông nghiệp tăng lên đáp ứng nhu cầu
sản xuất nông nghiệp tại địa phương. 1 2 3 4 5 -Lãnh đạo huyện rất quan tâm đến việc tăng cường chất
lượng lao động ngành nông nghiệp 1 2 3 4 5 Nhân tố
khoa học kỹ
thuật
-Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tốt đến ngành trồng trọt
của huyện 1 2 3 4 5
-Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tốt đến ngành chăn nuôi
của huyện 1 2 3 4 5
-Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tốt để phát triển các ngành
dịch vụ nông nghiệp 1 2 3 4 5
Nhân tố kinh tế
xã hội
-Sự phát triển kinh tế có tác động tích cực đến chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp của huyện 1 2 3 4 5
-An ninh được giữ vững có tác động đến chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp của huyện 1 2 3 4 5
Phần B: Ý kiến đóng góp của hội viên vào cơng tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
Anh/Chị có ý kiến đóng góp thêm cho cơng tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên trong tương lai.
....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................