Chuyển dịch giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh

3.3.1. Chuyển dịch giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp

Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm đa số trong tổng ngành nông nghiệp lớn bởi Đại Từ là huyện vùng núi nên phát triển trồng trọt và ngành rừng chiếm chủ yếu. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013-2015, lãnh đạo huyện Đại Từ và tỉnh

trắm, chép...Điều này khiến cho sự chuyển dịch giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có sự thay đổi. Cụ thể tại bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Nông nghiệp -Giá trị 1.462.336 1.512.652 1.601.358 50.316 3,44 88.706 5,86 -Tỷ trọng (%) 93 92,5 91,9 (0,5) (0,6) 2 Lâm nghiệp -Giá trị 40.882 49.059 55.760 8.177 20 6.701 13,66 -Tỷ trọng (%) 2,6 3 3,2 0,4 0,4 3 Ngư nghiệp -Giá trị 69.186 73.589 85.382 4.403 6,36 11.793 16,03 -Tỷ trọng (%) 4,4 4,5 4,9 0,1 0,5 Tổng giá trị 1.572.404 1.635.300 1.742.500 62.896 4,0 107.200 6,56

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)

Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy, tổng giá trị nông nghiệp của huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015 có sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể: năm 2013 đạt 1.572.404 triệu đồng; năm 2014 đạt 1.635.300 triệu đồng; tăng 62.896 triệu đồng so với năm 2013. Năm 2015 tăng đỉnh điểm khi đạt 1.742.500 triệu đồng, tăng 107.200 triệu đồng so với năm 2014. Sự tăng trưởng này cho thấy khả năng sản xuất nông nghiệp gia tăng, điều này có được do sự nỗ lực, quyết tâm của toàn bộ lãnh đạo và nhân dân trong toàn huyện.

Bên cạnh đó, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp có xu hướng thay đổi đáng kể, cụ thể như sau:

Thứ nhất, giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng số lượng tuyệt đối, giảm tỷ trọng tương đối. Cụ thể: năm 2013 là 1.462.336 triệu đồng; năm 2014 là 1.512.652 triệu đồng, tăng 50.316 triệu, tương ứng tăng 3,44%; năm 2015 đạt 1.601.358 triệu đồng, tăng 88.706 triệu, tăng 5,86% so với năm 2014. Việc thay đổi đó đã làm cho tỷ trọng của ngành nông nghiệp thay đổi trong cơ cấu. Cụ thể: năm 2013 nông nghiệp chiếm 93%; năm 2014 là 92,5% và năm 2015 là 91,9%. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp chuyên sản xuất lúa, ngô, cây lương thực…vẫn chiếm đa số trong tổng ngành nông nghiệp của huyện Đại Từ trong giai đoạn 2013- 2015.

Đối với ngành lâm nghiệp cũng có sự thay đổi nhỏ. Cụ thể: năm 2013 là 40.882 triệu đồng, năm 2013 là 49.059 triệu đồng, tăng 8.177 triệu đồng so với năm 2013; năm 2015 tăng mạnh nhất khi đạt 55.760 triệu đồng, tăng 6.701 triệu đồng, tương ứng tăng 13,66% so với năm 2014. Điều này cũng khiến cho tỷ trọng của ngành thay đổi từ mức 2,6% năm 2013 lên 3% năm 2014 và lên 3,2% năm 2015. Mặc dù thay đổi nhưng tỷ trọng ngành lâm nghiệp vẫn hết sức khiêm tốn so với toàn ngành.

Thứ ba, giá trị sản xuất ngư nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2013, giá trị này chỉ đạt 69.186 triệu đồng, năm 2014 là 73.589 triệu đồng, tăng 4.403 triệu đồng, tương ứng tăng 6,36% so với năm 2013; đến năm 2015, giá trị này đã đạt 85.382 triệu đồng, tăng 11.793 triệu đồng, tương ứng 16,03% so với năm 2014. Điều này làm cho tỷ trọng ngành ngư nghiệp có xu hướng tăng nhẹ, từ 4,4% năm 2013 lên 4,5% năm 2014 là lên 4,9% năm 2015.

Như vậy, qua bảng 3.1 trên ta thấy: ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013-2015 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có sự thay đổi nhẹ với xu hướng: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp. Điều này có được là do năng suất lao động của ngành nông nghiệp giảm và tăng ở ngành lâm nghiệp và dịch vụ. Cụ thể như tại bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Năng suất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014 so với 2013 Năm 2015 so với 2014 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % I Nông nghiệp

1 Giá trị nông nghiệp 1.462.336 1.512.652 1.601.358 50.316 3,44 88.706 5,86 2 Số người tham gia 117.130 122.980 129.130 5.856 4,99 6.149 4,99

3 Tổng diện tích đất sử

dụng (ha) 17.203,95 16.549,8 16.340,39 (654,15) (3,8) (209,41) (1,27) 4 Năng suất ruộng đất 85 91,4 98 6,4 7,53 6,6 7,22

5 Năng suất lao động

nông nghiệp 12,48 12,29 12,4 (0,19) (1,48) 0,1 0,82

II Lâm nghiệp

1 Giá trị lâm nghiệp 40.882 49.059 55.76 8.177 20 6.701 13,66 2 Số người tham gia 15.407 18.858 20.221 3.451 22,39 1.363 7,23

3 Tổng diện tích đất sử

dụng (ha) 28.016 26.126 24.882 -1.890 -6,75 -1.244 -4,76 4 Năng suất ruộng đất 45,32 41,37 62,08 (3,95) (8,72) 20,72 50,07

5 Năng suất lao động

lâm nghiệp 2,65 2,6 2,76 (0,05) (1,96) 0,156 5,99

III Ngư nghiệp

1 Giá trị ngư nghiệp 69.186 73.589 85.382 4.403 6,36 11.793 16,03 2 Số người tham gia 30.814 32.572 36.093 1.758 5,7 3.521 10,8

3 Tổng diện tích đất sử

dụng (ha) 1.502 1.580 1.655 78 5,19 75 4,75 4 Năng suất ruộng đất 46,06 46,58 51,59 0,52 1,11 5,02 10,77

5 Năng suất lao động

ngư nghiệp 2,25 2,26 2,37 0,01 0,62 0,11 4,71

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)

Thứ nhất, năng suất ruộng đất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có sự tăng trưởng. Cụ thể:

Đối với ngành nông nghiệp, năm 2013 là 85 triệu/ha; năm 2014 là 91,4 triệu/ha, tăng 6,4 triệu/ha, tương ứng tăng 7,53% so với năm 2013. Đến năm 2015 tăng lên 98 triệu/ha, tăng 6,6 triệu/ha, tương ứng tăng 7,22% so với năm 2014.

Đối với ngành lâm nghiệp, năng suất năm 2013 là 45,32 triệu/ha; năm 2014 giảm nhẹ còn 41,27 triệu/ha, giảm 3,95 triệu/ha, tương ứng giảm 8,72% so với năm 2013; năm 2015 là 62,09 triệu/ha, tăng 20,72 triệu/ha, tương ứng tăng 50,07% so với năm 2014.

Đối với ngành ngư nghiệp, năng suất ruộng đất cũng có sự tăng trưởng. Cụ thể: năm 2013 là 46,06 triệu/ha; năm 2014 là 46,58 triệu/ha, tăng 0,52 triệu/ ha, tương ứng tăng 1,11% so với năm 2013. Đến năm 2015, năng suất này lên 51,59 triệu/ha, tăng 5,02 triệu/ha, tương ứng tăng 10,77% so với năm 2014.

Thứ hai, năng suất lao động của các ngành cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: Đối với ngành nông nghiệp, năng suất lao động năm 2013 là 12,48 triệu/người; năm 2014 là 12,29 triệu/người, giảm 0,19 triệu/người, tương ứng giảm 1,48% so với năm 2013. Đến năm 2015, năng suất là 12,4 triệu/ha, tăng 0,1 triệu/người, tăng 0,82% so với năm 2014.

Đối với ngành lâm nghiệp, năng suất lao động thay đổi từ 2,65 triệu/người năm 2013 xuống 2,6 triệu/người năm 2014 và tăng lên 2,76 triệu/người năm 2015, tăng 0,16 triệu/người, tương ứng tăng 5,99% so với năm 2014.

Đối với ngành ngư nghiệp cũng có sự thay đổi: năm 2013 là 2,25 triệu/người, năm 2014 là 2,26 triệu/người và năm 2015 tăng lên 2,37 triệu/người, tăng 0,11 triệu/người, tăng tương ứng 4,7% so với năm 2014.

Như vậy, qua giai đoạn 2013-2015 cho thấy: năng suất ruộng đất và năng suất lao động của ngành nông nghiệp vẫn tăng ổn định, điều này lý giải cho việc tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số trong tổng. Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp với năng suất tăng giảm thất thường (do chủ yếu là diện tích rừng thay đổi vì việc trồng

mới, khai thác nhiều khiến diện tích thay đổi) nên cơ cấu ngành này cũng chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong ngành. Ngoài ra, ngành ngư nghiệp chiếm tỷ trọng tăng lên là do năng suất ruộng đất tăng ổn định, thu nhập người dân khá lên.

Đây là tín hiệu tốt cho thấy lãnh đạo huyện rất quan tâm tới sự phát triển của ngành, do đó trong thời gian tới huyện nên phát huy hơn nữa lợi thế này để từ đó phát triển kinh tế huyện ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)