5. Bố cục của đề tài
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.4.3. Nhân tố công nghệ và kỹ thuật
Trong giai đoạn 2013-2015, huyện Đại Từ đã rất tích cực đổi mới khoa học công nghệ và kỹ thuật trong nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè- cây chủ lực của huyện. Thông qua nghiên cứu và chọn lọc của viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp, huyện đã không ngừng cải thiện chất lượng, loại bỏ giống chè trung du cũ cho năng xuất thấp và chất lượng kém thay thế bằng những giống chè mới chất lượng cao như LDP1, 777, Bát Tiên ... Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải ta ̣o, nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè.
Không những vậy, giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan...nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp
ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mơ rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác phát triển ĐứcDeutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nơng nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2013-2015, huyện đã rất tích cực mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật cho người dân. Ví như năm 2015, huyện đã mở 908 lớp tập huấn (chủ yếu về trồng trọt) tại các xã, thị trấn...trong huyện. Điều này cho thấy ban lãnh đạo huyện đã rất quan tâm đến khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Việc quan tâm và đầu tư vào khoa học kỹ thuật giúp cho người dân có thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho sản xuất nông nghiêp. Đồng thời, với sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật khiến cho năng suất lao động của toàn bộ các ngành được nâng cao. Tuy nhiên, so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên thì việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật trong giai đoạn qua của huyện chưa thực sự cao. Do đó mà huyện cịn chưa phát triển so với các huyện khác, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Do đó, trong thời gian tới, huyện cần đầu tư hơn nữa để từ đó góp phần nâng cao năng suất, cải thiện cơ cấu kinh tế ngày càng tốt hơn.