5. Bố cục của đề tài
3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh
3.3.5 Chuyển dịch trong nội bộ ngành lâm nghiệp
Trong giai đoạn 2013-2015, trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng có sự chuyển dịch giữa trồng trọt, khai thác và dịch vụ lâm sản. Cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Chuyển dịch của nội bộ ngành lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Trồng rừng 38.065 93,11 44.901,8 91,53 50.285,4 90,18 6.836,8 -1,583 5.383,6 -1,34 Khai thác 1.796 4,39 2.861,2 5,83 3.901,4 6,99 1.065,2 1,44 1.040,2 1,16 Dịch vụ lâm sản 1.021 2,5 1.296 2,64 1.573,2 2,82 275 0,14 277,2 0,18 Tổng 40.882 100 49.059 100 55.760 100 8.177 0 6.701 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)
Qua bảng trên ta có nhận xét:
Trước hết, tổng giá trị ngành lâm nghiệp trong giai đoạn qua có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể: năm 2013 là 40.882 triệu đồng, năm 2014 là 49.059 triệu đồng, tăng 8.177 triệu đồng so với năm 2013; năm 2015 là 55.760 triệu đồng, tăng 6.701 triệu đồng so với năm 2014. Sự tăng trưởng này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, ngành trồng rừng trong lĩnh vực lâm nghiệp có sự thay đổi. Về giá trị, năm 2013 là 38.065 triệu đồng, năm 2014 là 44.901,8 triệu đồng, tăng 6.836,8 triệu đồng so với năm 2013; năm 2015 đạt 50.285,4 triệu đồng, tăng 5.383,6 triệu đồng so với năm 2014. Về tỷ trọng, ngành này có xu hướng giảm, từ mức 93,11% năm 2013 xuống còn 91,53% trong năm 2014 (giảm 1,583% so với năm 2013); đến năm 2015, con số này là 90,18%, giảm 1,34% so với năm 2014.
Thứ hai, đối với ngành khai thác cũng có sự thay đổi. Về giá trị, ngành này có sự tăng trưởng từ mức 1.796 triệu đồng, năm 2014 là 2.861,2 triệu đồng, tăng 1.065,2 triệu đồng so với năm 2013; năm 2015, con số này là 3.901,4 triệu đồng, tăng 1.040,2 triệu đồng so với năm 2014. Về tỷ trọng, năm 2013 chỉ chiếm khiêm tốn 4,39%; năm 2014 là 5,83%, tăng 1,44% so với năm 2013; năm 2015 là 6,99%, tăng 1,16% so với năm 2014. Sự tăng trưởng này cho thấy trong giai đoạn qua, ban lãnh đạo huyện đã rất quan tâm đến việc khai thác, chế biến lâm sản, do đó khiến cho giá trị, tỷ trọng ngành này càng tăng lên.
Thứ ba, đối với ngành dịch vụ lâm sản. Về giá trị, năm 2013, ngành này đem lại 1.021 triệu đồng, năm 2014 là 1.296 triệu đồng, tăng 275 triệu đồng so với năm 2013; năm 2015, con số này là 1.573,2 triệu đồng, tăng 277,2 triệu đồng so với năm 2014. Ngoài ra, tỷ trọng của ngành này cũng tăng nhẹ từ mức 2,5% năm 2013 lên mức 2,64% năm 2014 (tăng 0,14% so với năm 2013); đến năm 2015, con số này là 2,82%, tăng 0,18% so với năm 2014.
Qua trên ta có thể thấy, mặc dù tỷ trọng các ngành có sự thay đổi nhưng giá trị toàn ngành lâm nghiệp vẫn tăng. Sự chuyển dịch cho thấy tỷ trọng các ngành khai thác và dịch vụ lâm sản đang có đà tăng trưởng tốt, điều này mang lại những mức thu nhập lớn hơn cho người dân làm lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Do đó, trong thời gian tới, cần phát huy hơn nữa điều này để từ đó góp phần nâng cao kinh tế tại địa phương.