5. Bố cục của đề tài
3.1. Đặc điểm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Về sản xuất nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ
a. Về nông nghiệp:
Cũng theo Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), hiện nay, thế mạnh nông nghiệp của huyện Đại Từ chính là cây trồng lương thực (như lúa, ngơ) với diện tích lúa gieo cấy hàng năm lên đến 12.500 ha. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng KHKT vào thâm canh nên sản lượng thóc tăng 4.600 tấn (bằng 7,5%), sản lượng lương thực có hạt đạt 88.150 tấn nên đã làm cho bình quân lương thực đầu người tăng từ 415 kg lên 440 kg, đảm bảo an ninh lương thực.
Không những thế, các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...cũng được huyện đẩy mạnh trồng trọt trong giai đoạn qua. Đồng thời, sản lượng cây màu tăng nhanh, phát triển mạnh một số cây màu có giá trị kinh tế cao đã
Bên cạnh đó, cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Hiện nay, sản xuất chè đạt hiệu quả khá cao; vượt chỉ tiêu đề ra cả về diện tích, năng suất và sản lượng.Thực vậy, diện tích tồn huyện có 5.124 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mơ rất lớn và chun nghiệp. Họ cịn tham gia sản suất cây giống cho chương trình hợp tác phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nơng nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.
Trong chăn nuôi, đàn gia súc giảm, không đạt chỉ tiêu nghị quyết song phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp, trang trại. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, chu kỳ sản xuất được rút ngắn. Chăn ni thuỷ sản có sự phát triển, sản lượng khai thác tăng từ 852 tấn lên 1.080 tấn. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, không để phát sinh dịch bệnh lớn trên địa bàn.
Lĩnh vực lâm nghiệp được quan tâm đúng mức; huyện thực hiện nhiều chương trình, dự án trồng và chăm sóc rừng; trong 5 năm, diện tích trồng rừng tập trung đạt 4.188 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,2%, tăng 1,2% so với nghị quyết. Do đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng khá, đồng thời công tác quản lý, bảo vệ rừng được đảm bảo.
b. Về công nghiệp
Hiện nay, công nghiệp của huyện chủ yếu là khai thác, sơ chế khống sản và chế biến nơng sản. Hiện tại, huyện có 2 mỏ than là mỏ Làng Cẩm -xã Phục Linh và mỏ Núi Hồng - xã Yên Lãng. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo do công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo làm chủ đầu từ bắt đầu được triển khai từ 2010.
Trong giai đoạn qua, do tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nhiều giải pháp cụ thể như: hình thành các cụm cơng nghiệp; tăng cường quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản; từng bước
hỗ trợ phát triển một số ngành nghề có thế mạnh; tăng cường đầu tư hỗ trợ về vốn, công nghệ; đẩy mạnh công tác khuyến công...đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn 23,79%/năm, vượt 2,37% chỉ tiêu nghị quyết. Một số ngành nghề phát triển khá, hình thành một số nghề mới.Đồng thời, huyện cịn thực hiện hồn thành quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp: Phú Lạc và An Khánh I, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp dân doanh, các hộ sản xuất đã tích cực đổi mới cơng nghệ sản xuất, sắp xếp, bố trí lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết việc làm trên địa bàn.
c. Về du lịch, dịch vụ
Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về Nàng công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngồi nước, nằm ở phía Tây nam của Huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong Huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v... Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sườn đơng dãy Tam Đảo, hồn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hồng Nơng, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Lưu Nhân Chú.
Ngồi ra cịn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã. Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hố) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).
Những điều kiện về du lịch đã góp phần giúp cho ngành dịch vụ của huyện khá phát triển. Hàng năm, lượng khách đến với huyện ngày càng đông với tốc độ tăng trưởng 10% so với năm trước. Việc tăng lượng khách đến tham quan, nghỉ mát đã khiến cho doanh thu của ngành dịch vụ ngày càng tăng trưởng, đồng thời giải quyết
công ăn việc làm cho một bộ phận người dân. Do đó, trong thời gian tới, huyện nên chú trọng phát triển hơn nữa loại hình này để góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
3.1.2.2 Kết cấu hạ tầng
Cũng theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), tổng vốn thu hút đầu tư tăng mạnh, trong 5 năm đạt 1.356,295 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư đều được sử dụng hiệu quả, ưu tiên đầu tư xây dựng các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, sự kết hợp tốt nguồn vốn đầu tư của Nhà nước với thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Do đó, trong nhiệm kỳ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện thay đổi tích cực theo hướng hiện đại. Ngồi 11 cơng trình trọng điểm được triển khai theo kế hoạch, thực hiện tiếp 14 cơng trình trọng điểm mới, hầu hết các cơng trình đã hồn thành và đưa vào sử dụng. Trong đầu tư xây dựng đã ưu tiên các lĩnh vực năng lượng, giao thông, thủy lợi nhằm hỗ trợ các chương trình kinh tế - xã hội khác phát triển. Hệ thống lưới điện, giao thông nông thôn, thuỷ lợi, các cơng trình phục vụ y tế, giáo dục đã được xây dựng theo hướng hiện đại hố.
Ngồi ra, hệ thống cung cấp điện của huyện rất phát triển khi mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 30 xã, thị trấn. Đồng thời, hệ thống đường giao thông với mật độ khá cao với tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km. Trong đó: có đường Quốc lộ 37, chạy dài 32km suốt Huyện, đã được dải nhựa; đường tỉnh quản lý có 4 tuyến đường: đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến - Định Hố; Phú Lạc đi Đu- Ơn Lương Phú Lương. Huyện cịn có tuyến đường sắt Qn triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hố (Chủ yếu là vận chuyển than). Ngồi ra cịn có các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thơn, xóm.
3.1.2.3 Nguồn nhân lực
Dân số huyện Đại Từ hiện nay có 158.721 nhân khẩu (Trong đó dân số nơng nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%). Đồng thời, huyện chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên với mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2.
Năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5% với lao động làm trong các ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nơng lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%).
Huyện Đại Từ cịn là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (diện tích lúa 12.500 ha, diện tích chè trên 5.000 ha). Với diện tích lúa, chè lớn đã góp phần làm tăng kinh tế huyện, đồng thời giúp giải quyết công việc và thu nhập của người dân địa phương. (Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2015)
3.1.2.4 Lĩnh vực văn hóa, xã hội
Theo cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), trong giai đoạn qua, chất lượng lĩnh vực văn hóa, xã hội của huyện Đại Từ khá tốt và có nhiều đổi thay rõ nét, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng lên, ổn định và giữ vững quy mô trường lớp. Thực hiện tốt các biện pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia, năm 2015 có 65 trường đạt chuẩn quốc gia.
Thứ hai, mạng lưới y tế được tăng cường cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Quan tâm lãnh đạo xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế, đến nay có 28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bình qn có 6 bác sỹ trên một vạn dân. Các chương trình y tế quốc gia được tổ chức thực hiện tích cực, khơng để xảy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 27% xuống cịn 18,5%. Tỷ suất sinh thơ bình quân hàng năm giảm 0,15%. Bệnh viện Đa khoa huyện được nâng cấp, từng bước hiện đại hoá.
Thứ ba, hoạt động văn hố, thơng tin, thể thao, truyền thanh - truyền hình có nhiều đổi mớivới các hình thức phong phú, đa dạng; tập trung thơng tin, tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố” được triển khai sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, cụ thể hố ở từng xóm, khu phố. Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, tổ chức tốt Đại hội Văn hóa thể thao các xã, thị trấn và Đại hội Văn hóa thể thao huyện lần thứ 4.
Thứ tư, huyện thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, chính sách xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo từ 31,84% giảm xuống còn 15% trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015; giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 12,6 triệu đồng; hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 2.500 lao động. Phong trào đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được thực hiện hiệu quả.
Thứ năm, công tác khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường được quan tâm. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống được tăng cường, nhất