5. Bố cục của đề tài
4.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thá
Nguyên giai đoạn 2016-2020
Để nông nghiệp chuyển dịch tốt, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ đã xác định phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với xây dựng nông thôn mới. Nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi phát triển nhưng vẫn bảo đảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong nội bộ ngành trồng trọt giảm dần tỷ trọng ngành trồng lúa, tăng dần tỷ trong ngành trồng cây công nghiệp và các loại rau xanh. Trong nội bộ ngành chăn nuôi phát triển ngành chăn nuôi bò và phát triển chăn nuôi gia súc, thủy sản… đây là thế mạnh của vùng trong tương lai.
Thứ hai, thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng năm đạt bình quân 5% trong giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, thủy sản bình quân hàng năm đạt khoảng 3% trong giai đoạn 2016 - 2020.
Thứ ba, thực hiện đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phù hợp với lợi thế của từng vùng gắn với thị trường; nâng cao chất lượng thực hiện các dự án “nạc hoá đàn lợn”, “sind hoá đàn bò” và nuôi xuất khẩu; coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh đối với cá nước ngọt.
Thứ tư, thực hiện xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá chất lượng, an toàn; gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu; có chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế.
Thứ năm, tiếp tục tạo đà để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; bố trí lại
cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Bên cạnh đó, huyện cũng xây dựng mục tiêu cụ thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như sau:
*Mục tiêu tổng quát:
Đến năm 2020, tỷ trọng cơ cấu trong nông nghiệp là trồng trọt 80%; chăn nuôi: 12%; ngành nghề phục vụ nông nghiệp: 8%.
- Giá trị sản phẩm/01 ha đất trồng trọt: 100 triệu đồng/01ha. - Sản lượng lương thực có hạt đạt 71.000 tấn;
- Diện tích trồng rừng tập trung: 600 ha;
- Diện tích trồng mới, trồng thay thế chè: 300 ha; Sản lượng chè búp tươi: 60.000 tấn
*Mục tiêu cụ thể:
- Đối với ngành trồng trọt:
+ Phấn đấu tăng trưởng ngành bình quân 3%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha đất canh tác đạt trên 45 triệu đồng trong giai đoạn 2016 - 2020.
+ Trong giai đoạn 2016-2020, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 8% so với giai đoạn 2013-2015.
+ Đến năm 2020, giảm 9% diện tích gieo trồng lúa do chuyển đổi một số diện tích trồng lúa năng suất thấp sang đất phi sản xuất. Đồng thời, thực hiện phát triển diện tích trồng rau, đậu an toàn cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong và ngoài huyện, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo hiệu quả sử dụng đất cao nhất. Khai thác tối đa diện tích có khả năng trồng cây rau vụ đông trên đất hai lúa; áp dụng biện pháp trồng rau, màu theo quy trình GAP để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm.
- Đối với ngành chăn nuôi:
con với sản lượng thịt lợn hơi 60.000 tấn; đàn trâu bò tăng lên khoảng 1 ngàn con, trong đó chú trọng đàn bò lai Sin (75%), sản lượng thịt 5000 tấn; đàn gia cầm đạt khoảng 20 ngàn con, sản lượng thịt 2.500 tấn.
- Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp:
+ Thực hiện đầu tư, nâng cấp các máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại, cung cấp chất lượng giống tốt cho các ngành trong giai đoạn 2016-2020.
+ Tăng quỹ đầu tư 10% cho ngành nông nghiệp so với giai đoạn 2013-2015.