5. Bố cục của đề tài
4.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp tại huyện Đạ
4.2.1 Một số giải pháp đối với phịng nơng nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1.1 Tăng cường chất lượng, phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi dịch vụ nông nghiệp ngày càng tốt hơn
a.Phát triển ngành trồng trọt
Có thể nói: ngành trồng trọt vẫn là thế mạnh của huyện Đại Từ, hàng năm góp phần khơng nhỏ cho giá trị tồn huyện. Chính vì vậy, việc phát triển ngành trồng trọt đóng vai trị chính cho kinh tế nơng nghiệp huyện. Để làm được điều này, theo tác giả cần thực hiện đồng loạt các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Thứ hai, song song với đó cần thực hiện tốt cơng tác dồn điền đổi thửa, sử dụng ruộng đất một cách có hiệu quả tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.
Thứ ba, hiện nay, trên cây chè, huyện đã thực hiện đưa giống cây có chất lượng, năng suất cao và có khả năng kháng được sâu bệnh vào sản xuất. Tuy nhiên, trong những năm tới cần áp dụng với các cây khác nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị ngành trồng trọt trên các cây như lúa, ngô, …
Thứ tư, thực hiện chuyển dịch cây trồng bằng các giống cây ngắn ngày nhằm hạn chế rủi ro của thời tiết, tránh được cao điểm của sâu bệnh và tạo điều kiện sản xuất, tăng năng suất và chất lượng.
nâng cấp hệ thống các cơng trình thủy lợi nhằm đáp ứng u cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản xuất hàng hóa.
Ngồi ra, cần thực hiện đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt để đảm bảo kịp thời vụ và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất; đồng thời, tăng cường thực hiện tốt cơng tác phịng trừ dịch bệnh cho cây trồng.
b. Phát triển ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi trong giai đoạn qua chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng ngành nơng nghiệp và cịn có xu hướng giảm tỷ trọng, gây ảnh hưởng đến giá trị của ngành. Chính vì vậy, việc phát triển ngành chăn ni chính là điều kiện cần thiết giúp kinh tế nông nghiệp huyện đi lên và cơ cấu chiếm cao trong tổng ngành. Để làm được điều này, theo tác giả, cần phải thực hiện cụ thể các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm là chủ yếu, trong đó tập trung chăn ni quy mơ trang trại, gia trại tại các vùng chuyển đổi, vùng quy hoạch phát triển chăn nuôi.
Thứ hai, xây dựng và áp dụng mơ hình chăn ni gia cơng cho các cơng ty lớn, có sẵn đầu ra cho sản phẩm, phấn đấu đến năm 2020 có 25 trang trại chăn ni thịt lợn gia công công nghiệp với quy mô 500 -1.000 con nái/trang trại. Tập trung phát triển chăn nuôi lợn thịt quy mô trang trại tại các vùng chuyển đổi, quy hoạch tập trung ở các xã có điều kiện chăn ni lớn. Đối với gia cầm, cần phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp để đảm bảo vệ sinh môi trường và quản lý tốt cơng tác thú y, ngăn chặn đề phịng dịch cúm gia cầm, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020 có 25 trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn (5000 -10.000 con/lứa).
Thứ ba, cần thực hiện cải tạo giống vật nuôi chất lượng cao, cụ thể:
- Giống đàn lợn: Tập trung phát triển chăn nuôi lợn ngoại năng suất, chất lượng cao theo hướng ni cơng nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa tăng cường chọn lọc và đưa các giống năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
- Giống đàn trâu, bò: Tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ cải tạo đàn bị địa phương theo hướng Sind hóa, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ bò lai Sind đạt 75% tổng đàn, bằng cả 2 phương pháp: thụ tinh nhân tạo và truyền thống. Thực hiện đào tạo
đội ngũ kĩ thuật viên dẫn tinh bị, quy mơ 3 -5 xã/01 kỹ thuật viên. Cải tạo đàn bò đực giống Sind để tiến hành thụ tinh truyền thống, chọn lọc thay thế dần bò cái địa phương bằng bò cái lai để sinh sản gây giống.
-Giống gia cầm: Nâng cao chất lượng đàn vịt bằng việc nhân nhanh các giống vịt ngoại siêu trứng siêu thịt thay thế dần đàn vịt địa phương; thực hiện duy trì các giống gà có chất lượng thịt thơm ngon để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến thức ăn: Ngoài tận dụng đồng cỏ tự nhiên, cần khai thác hết các nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp tại chỗ như rơm, thân ngô, thân cây lạc… làm thức ăn cho trâu, lợn, bị. Khuyến khích nơng dân sử dụng thức ăn công nghiệp để chăn nuôi lợn và gia cầm, tăng cường nuôi thâm canh, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc ni dưỡng để đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
c. Tăng cường dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ nông nghiệp trong giai đoạn 2013-2015 của huyện Đại Từ đã từng bước được đầu tư và cải thiện nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với ngành.Chính vì vậy đã gây ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị nơng nghiệp. Do đó, để cải thiện tình hình, theo tác giả cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, cần tăng cường vốn đầu tư cho ngành, hàng năm, tăng vốn đầu tư lên 10% so với năm trước, thực hiện đều trong giai đoạn 2016-2020.
Thứ hai, đối với công tác thú y và môi trường: Tăng cường công tác thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; Hàng năm, phải đạt tỷ lệ tiêm phòng định kỳ tối thiểu từ 70% tổng đàn trở lên; Thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; thực hiện xây dựng cơ sở chăn ni an tồn dịch bệnh gắn với chăn nuôi tập trung; Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, bảo đảm vệ sinh thú y. Khuyến khích các hộ chăn nuôi, quy hoạch chăn nuôi trang trại cách xa địa bàn dân cư làm hầm Bioga để giải quyết khí đốt và làm sạch mơi trường. Tăng cường cơng tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y đủ số lượng và chất lượngđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Thứ ba, tăng cường công tác khuyến nông bằng cách tuyên truyền bằng in các tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật; tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến nông, hộ nơng dân về kỹ thuật chăn ni, phịng và điều trị bệnh gia súc gia cầm.
4.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nơng nghiệp
Có thể nói: chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị vơ cùng quan trọng đến giá trị ngành nơng nghiệp. Do đó, để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng kịp thời việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao và cải thiện đời sống nông dân, theo tác giả, huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần thực hiện đổi mới hệ giáo dục phổ thông ở nông thôn, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa phân luồng sớm sau cấp trung học cơ sở. Đối với những học sinh đã qua trung học cơ sở mà không tiếp tục học lên thì được hướng nghiệp đào tạo nghề, nhất là nghề nông.
Thứ hai, thực hiện phát triển hơn nữa các khóa học dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời tăng thời gian thực tế cho người học tại cơ sở. Điều này giúp cho người học có thể vừa học, vừa làm và thu được chất lượng tốt.
Thứ ba, song song với đó, cần xây dựng cơng tác khuyến nơng. Bởi lẽ, khuyến nơng là hoạt động đào tạo nơng dân ngồi nhà trường nhằm nâng cao dân trí của nơng dân, giúp nông dân tiếp thu chủ trương, các chính sách của Đảng và Nhà nước, biết và vận dụng công nghệ, kỹ thuật cũng như kỹ năng quản lý tiên tiến vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần, nâng cao đời sống văn hóa của dân cư nơng thơn; xây dựng các phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, đọc sách, báo, truy cập thông tin trên mạng internet..., nhằm nâng cao thể lực và trí lực của lực lượng trẻ nói riêng và dân cư nơng thơn nói chung, góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực xã hội đang có nguy cơ phát triển ở nơng thơn hiện nay.
4.2.1.3 Tăng cường hơn nữa chính sách khoa học - cơng nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Mặc dù khoa học công nghệ đã được huyện áp dụng trong giai đoạn qua nhưng chủ yếu là trên ngành trồng trọt, đặc biệt là cây chè.Điều này khiến cho giá trị toàn ngành chưa cao. Chính vì vậy, để nâng cao hơn nữa giá trị ngành nông nghiệp, thiết nghĩ ban lãnh đạo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, cần liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu, trên cơ sở đó tham mưu cho huyện hình thành các tập đồn cây, con phù hợp, hiệu quả nhất cho các hộ sản xuất trong các vùng chuyên, xác định rõ lợi thế những cây trồng, vật nuôi và ngành nghề cụ thể cho từng vùng trên cơ sở nhu cầu thị trường và điều kiện kinh tế - sinh thái. Đồng thời, cần thực hiện ban hành chế độ kinh phí đối với hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học - công nghệ của tỉnh theo hướng tăng cường lợi ích của người nghiên cứu đủ sức thu hút chất xám trên địa bàn. Thứ hai, cần cập nhật liên tục sự phát triển công nghệ sinh học nhằm tạo ra và nhân các giống cây trồng, vật nuôi mới; chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất các loại vacxin và khoáng huyết thanh, chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác… làm hạt nhân đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, cần thực hiện việc thử nghiệm các giống cây, con mới cho năng suất cao. Ứng dụng nhanh những công nghệ tiên tiến sản xuất cây, con giống như: chiết ghép cành, cấy mơ; thụ tinh nhân tạo đàn bị, lợn... áp dụng các kỹ thuật canh tác mới phù hợp quy mô sản xuất của hộ.
Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất bằng việc gắn quyền lợi, trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu sản xuất với kinh tế hộ, tạo vốn và hướng dẫn kỹ thuật cho hộ sản xuất ứng dụng khoa học - công nghệ thơng qua hệ thống khuyến nơng; Khuyến khích các hộ ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ thông qua việc trợ giá đầu vào, hợp đồng bao tiêu sản phẩm và mở rộng các cơ sở chế biến nông sản nhằm ổn định giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ, nhất là thời kỳ đầu ứng dụng.