5. Bố cục của đề tài
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mặc dù số lượng tuyệt đối các ngành đều tăng nhưng tỷ trọng của ngành nơng nghiệp, chăn ni có dấu hiệu giảm đi; tỷ trọng ngành lâm nghiệp thay đổi thất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng ngành. Điều này là do lãnh đạo huyện chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp.
Thứ hai, năng suất lao động của ngành chăn ni cũng có sự thay đổi theo hướng giảm. Việc giảm này là do số người lao động trong ngành tăng nhiều hơn giá trị tạo ra, khiến cho chỉ tiêu này giảm. Đồng thời, năng suất thấp chính là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu nông nghiệp rất khiêm tốn.
Thứ ba, thu nhập bình qn ngành chăn ni, nơng nghiệp và chế biến có xu hướng giảm. Điều này là do so với các ngành khác, ngành chăn nuôi chưa thực sự được quan tâm đúng hướng. Đồng thời, sự giảm này chính là do tỷ trọng ngành này giảm trong giai đoạn qua.
Thứ tư, năng suất ngành chế biến cũng giảm có xu hướng giảm. Điều này là do các ngành đầu vào như ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt...tác động.
Thứ năm, tỷ trọng của lao động ngành trồng trọt có xu hướng giảm. Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong lâm nghiệp có sự thay đổi thất thường. Đây là tín hiệu khơng tốt cho hoạt động sản xuất của huyện trong giai đoạn qua.
Thứ sáu, mặc dù số lượng vốn đầu tư trong các ngành có tăng nhưng tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành như chăn nuôi; lâm nghiệp; dịch vụ nông nghiệp giảm và chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư. Điều này là do huyện chưa thực sự quan tâm nhiều đến các lĩnh vực này nên đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu vốn.
Thứ bảy, diện tích đất nơng nghiệp; lâm nghiệp có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ.
Thứ tám, điều kiện tự nhiên của huyện Đại Từ chưa phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, lâm nghiệp...Nguyên nhân là do địa hình miền núi với địa hình cao nên việc đánh bắt, ni hết sức khó khăn nên ảnh hưởng đến việc chăn nuôi, đặc biệt là thủy sản.
Thứ chín, chất lượng lao động ngành nơng nghiệp huyện chưa thực sự tốt. Điều này là do lãnh đạo huyện chưa thực sự quan tâm nhiều đến đào tạo các ngành, đặc biệt là các ngành: thủy sản, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ nông nghiệp…Đồng thời, do hạn chế trong việc đầu tư khoa học kỹ thuật vào ngành này nên chất lượng không cao.
Trên đây là những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hi vọng,
trong những năm tới, huyện nên phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm này để công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.
Chương 4
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ