5. Bố cục của đề tài
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3.4.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên giáp các trung tâm lớn như thị xã Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Do đó, điều này sẽ tạo điều kiện cho lưu thơng hàng hóa và phát triển kinh tế. Khơng những thế, với khí hậu có lượng mưa lớn giúp huyện phát triển với những cây trồng. Huyện cịn có hệ thống sơng ngịi bao bọc và khoáng sản phong phú như quặng, than...nên rất phù hợp để phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp. Bên cạnh đó, diện tích đất đai được phân bổ và sử dụng hợp lý, cụ thể tại bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.10: Cơ cấu sử dụng đất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính:ha ST T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Đất nông nghiệp - Diện tích 17.203,95 16.549,8 16.340,39 -654,15 -3,8 -209,41 -1,27 - Tỷ trọng (%) 36,82 37,4 38,11 0,58 0,71 2 Đất lâm nghiệp - Diện tích 28.016 26.126 24.882 -1.890 -6,75 -1.244 -4,76 - Tỷ trọng (%) 59,96 59,03 58,03 -0,93 -1 3 Đất ngư nghiệp -Diện tích 1.502 1.580 1.655 78 5,19 75 4,75 -Tỷ trọng (%) 3,22 3,57 3,86 0,35 - 0,29 - Tổng diện tích đất 46.721,95 44.255,8 42.877,39 -2.466,15 -5,28 -1.378,41 -3,11 Qua bảng 3.10 trên ta có nhận xét:
Tổng diện tích đất của huyện có xu hướng giảm. Năm 2013 là 46.721,95 ha;
năm 2014 là 44.255,8 ha, giảm 2.466,15 ha so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 42.877,39ha, giảm 1.378,41 ha, tương ứng giảm 3,11% so với năm 2014. Việc thay đổi này là do các nguyên nhân sau:
Trước hết, diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2013, diện tích đất của huyện dành cho nông nghiệp là 17.203,95 ha; năm 2014 là 16.549,8 ha, giảm 654,15 ha, tương ứng giảm 3,8% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này chỉ còn 16.340,39 ha, giảm 209,41 ha, tương ứng giảm 1,27% so với năm 2014.
Khơng những thế, diện tích đất lâm nghiệp cũng có sự thay đổi. Nếu như năm 2013, diện tích này là 28.016 ha; năm 2014 là 26.126 ha, giảm 1.890 ha, tương ứng giảm 6,75% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này chỉ còn 24.882 ha, giảm 1.244 ha, tương ứng giảm 4,76% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của ngành này giảm từ 59,96 % năm 2013 xuống 59,03 % năm 2014 và chỉ còn 58,03% trong năm 2015.
Ngồi ra, diện tích đất ngư nghiệp lại có sự tăng trưởng. Cụ thể: Nếu như năm 2013, diện tích này là 1.502 ha; năm 2014 là 1.580 ha, tăng 78 ha, tương ứng tăng 5,19% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này đạt 1.655 ha, tăng 75 ha, tương ứng tăng 4,75% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của ngành này tăng từ 3,22 % năm 2013 lên 3,57 % năm 2014 và 3,86 % trong năm 2015.
Như vậy, có thể nói: trong giai đoạn qua, cơ cấu đất đai của huyện Đại Từ có nhiều sự thay đổi và có xu hướng giảm diện tích đất nơng nghiệp, lâm nghiệp và tăng diện tích cho ngư nghiệp. Điều này có được là do huyện đã xác định được thế mạnh của việc sản xuất ngư nghiệp trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện, đồng thời cho thấy huyện đang chú trọng hơn nữa để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng sản xuất thủy sản và giảm trồng trọt. Sự giảm diện tích nơng nghiệp nói chung, lâm nghiệp nói riêng là do chủ yếu kinh tế lâm nghiệp chưa đem lại thu nhập cao như các ngành khác, điều đó khiến cho nhu cầu sản xuất, trồng trọt của ngành lâm nghiệp chưa thực sự cao. Do đó, trong thời gian tới, huyện cần có những bước đi, những chủ trương giúp cho ngành lâm nghiệp khởi sắc thơng qua các chính sách hợp lý, hài hịa
để kích thích người dân tham gia sản xuất, từ đó đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới.