Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệpcủa huyện Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp

1.2.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệpcủa huyện Bảo

tỉnh Lào Cai

Huyện Bảo Thắng là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu và huyện Mường Khương, phía Đơng và Đơng Bắc giáp với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa, tây bắc tiếp giáp thành

phố Lào Cai, phía nam là huyện Bảo n và Văn Bàn.

Hiện nay, huyện có diện tích 691,55 km² và dân số 100.577 người (đông nhất tỉnh Lào Cai). Huyện lỵ là thị trấn Phố Lu nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km về hướng đơng nam. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 70, có đường sắt Cơn Minh-Hà

Nội, quốc lộ 4E, sơng Hồng đi qua. Ngồi ra cịn có nhiều tỉnh lộ và đường liên xã tới

các thôn bản.

Mặc dù là huyện miền núi nhưng trong giai đoạn 2013-2015, nền kinh tế của huyện đạt kết quả khá cao. Cụ thể: tổng sản lượng lương thực của huyện Bảo Thắng đạt gần 37 nghìn tấn, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12 triệu đồng/năm, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm giảm từ 4% - 5%. Đây là những con số minh chứng cho hiệu quả của chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp - nông thôn ở Bảo Thắng ngày càng phát huy tác dụng.

Để có được thành cơng này chính là do các hộ nơng dân trong huyện đã có sự thay đổi về nhận thức, tập quán canh tác. Nhiều vùng đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để chuyển diện tích 1 vụ sang gieo cấy 2 vụ, tăng vụ đông trên đất 2 vụ lúa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni phù hợp với khí hậu, đất đai từng vùng. Bước đầu cơ giới hóa được đưa vào sản xuất, từng bước thay thế lao động thủ công, nâng cao hiệu quả lao động và giá trị sản xuất; chế biến, tiêu thụ sản phẩm được quan tâm, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa. Để tăng nhanh sản lượng lúa, huyện đã chỉ đạo đưa giống mới vào trồng chiếm 92% diện tích, đảm bảo các điều kiện thuận lợi về nước tưới,

phân bón, bảo vệ thực vật... Nhờ đó, sản lượng lúa tồn huyện tăng thêm gần 400 tấn, ngơ tăng gần 6.000 tấn so với năm 2005.

Cùng với 2 loại cây lương thực chính, huyện đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung ở các xã Xuân Quang, Phong Niên. Tất cả diện tích cây kém hiệu quả được thay thế bằng cây có giá kinh tế cao. Đặc biệt, một số cây trồng mới như: chuối mô, dứa, cây cao su đã được người dân đón nhận. Huyện đã triển khai trồng mới được nhiều vùng chè lớn với diện tích trên 1.000 ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 4.500 tấn, doanh thu từ sản xuất chè ước đạt 30 tỷ đồng. Trong lĩnh vực chăn ni, mặc dù có nhiều biến động, nhưng tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện vẫn được duy trì và phát triển ổn định. Đồng chí Nguyễn Hữu Lý, Trưởng phịng Kinh tế huyện cho biết “Hiện nay, tại các xã, thị trấn, các hộ dân đang chuyển dần phương thức chăn ni hàng hóa phát triển theo hướng thâm canh, nhờ đó tỷ lệ tăng đàn gia súc đạt 11,68 %. Sản lượng thịt gia súc hàng năm xuất bán gần 300 tấn, trị giá gần 10 tỷ đồng. Đặc biệt, chương trình cải tạo đàn bị đạt kết quả tốt, đến nay, toàn huyện đã có 1.176 con bê lai, chiếm 28% tổng đàn bị. Qua đó, nâng cao nhận thức cho người dân trong chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất lâm nghiệp, đã chuyển hướng mạnh từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, có sự tham gia tích cực của nhân dân và nhiều thành phần kinh tế; từ chỗ chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, tu bổ, trồng rừng và xây dựng vốn rừng có bước phát triển. Hiện nay, tổng diện tích rừng của tồn huyện có trên 32.000 ha, trong đo,á diện tích rừng tự nhiên trên 20.000 ha; rừng trồng gần 13.000 ha, độ che phủ rừng năm 2010 đạt 48,5%...”

Đặc biệt trong năm 2015, huyện Bảo Thắng tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh sản xuất vụ đơng, đốn chè và bón phân đúng trong khung thời vụ, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện cho sản xuất vụ mùa, làm tốt cơng tác phịng, chống rét cho trâu, bị, gắn phát triển kinh tế nơng nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020, huyện Bảo Thắng trở thành trọng điểm về phát triển nông nghiệp và công nghiệp của tỉnh.

Như vậy, có thể nói, Bảo Thắng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khá hiệu quả trong thời gian qua. Để làm được điều này chính là do sự quyết tâm trong

chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện và tỉnh. Bên cạnh đó chính là sự chung sức của người dân địa phương góp phần đưa kinh tế huyện ngày càng khởi sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)