5. Bố cục của đề tài
3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa trồng trọ t chăn nuôi lâm nghiệp và
dịch vụ phục vụ nông nghiệp
Trong giai đoạn 2013-2015, cơ cấu lao động giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể, cụ thể tại bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: người ST T Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014 so với 2013 Năm 2015 so với 2014 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Trồng trọt -Số lượng 20.126 20.980 21.628 854 4,24 648 3,09 -Tỷ trọng (%) 37,83 34,84 33,39 (3) (1,45) 2 Chăn nuôi -Số lượng 15.629 17.980 20.150 2.351 15,04 2.170 12,07 -Tỷ trọng (%) 29,38 29,86 31,12 0,48 1,26 3 Lâm nghiệp -Số lượng 15.407 18.858 20.221 3.451 22,39 1.363 7,23 -Tỷ trọng (%) 28,96 31,32 31,23 2,36 (0,09) 4 Dịch vụ nông nghiệp -Số lượng 2.040 2.400 2.760 360 17,65 360 15 -Tỷ trọng (%) 3,83 3,98 4,26 0,16 0,27 Tổng lao động 53.202 60.218 64.759 7.016 13,19 4.541 7,54
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)
Qua bảng 3.5 trên ta có:
Tổng số lao động của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và dịch vụ có sự tăng trưởng trong giai đoạn qua. Cụ thể: năm 2013 có 53.202 người lao động tham gia sản xuất; năm 2014 là 60.218 người, tăng 7.016 người, tương ứng tăng 13,19% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 64.759 người, tăng 4.541 người, tương ứng tăng 7,54% so với năm 2014. Sự tăng trưởng này cho thấy người dân rất tích cực tham
gia lao động nông nghiệp tại địa phương. Số lượng lao động tăng còn do sự thay đổi số lượng và tỷ trọng của từng lao động trong các ngành, cụ thể:
Đối với ngành trồng trọt, trong giai đoạn qua, số lượng lao động tăng từ 20.126 người năm 2013; năm 2014 là 20.980 người, tăng 854 người, tương ứng tăng 4,24% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 21.628 người, tăng 648 người, tương ứng tăng 3,09% so với năm 2014. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động ngành trồng trọt có xu hướng giảm, từ 37,83% năm 2013 xuống 34,84% năm 2014 và chỉ còn 33,39% trong năm 2015.
Đối với ngành chăn nuôi, số lượng lao động trong ngành này cũng tăng nhẹ. Nếu như năm 2013, con số này chỉ là 15.629 người, năm 2014 là 17.980 người, tăng 2.351 người, tương ứng 15,04% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 20.150 người, tăng 2.170 người, tương ứng tăng 12,07% so với năm 2014. Đồng thời, tỷ trọng lao động của ngành chăn nuôi tăng từ 29,38% năm 2013 lên 29,86% năm 2014 và đạt 31,12% trong năm 2015.
Số lượng lao động trong lâm nghiệp có sự thay đổi. Cụ thể: năm 2013 có 15.407 người làm lâm nghiệp, năm 2014 là 18.858 người, tăng 3.451 người, tương ứng tăng 22,39% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 20.221 người, tăng 1.363 người, tương ứng tăng 7,23% so với năm 2014. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành này có xu hướng thay đổi thất thường khi năm 2013 là 28,96%; năm 2014 là 31,32% và năm 2015 là 31,23%.
Trong khi đó, số lao động làm trong lĩnh vực di ̣ch vu ̣ nông nghiệp lại có xu hướng tăng trưởng cả về số lượng và tỷ trọng. Cụ thể: năm 2013 là 2.040 người, năm 2014 là 2.400 người, tăng 360 người, tương ứng tăng 17,65% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 2.760 người, tăng 360 người, tương ứng tăng 15% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của lao động ngành này tăng từ 3,83% năm 2013 lên 3,98% năm 2014 và tăng lên 4,26% trong năm 2015.
Sự thay đổi trong cơ cấu lao động là kết quả của việc thay đổi vốn đầu tư của huyện trong giai đoạn qua, cụ thể như sau:
Bảng 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp huyện Đại Từ giai đoạn 2013-2015
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014 so với 2013 Năm 2015 so với 2014 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Trồng trọt -Tổng vốn cho trồng trọt 7.055 7.619 8.000 564 7,99 381 5 -Tỷ trọng (%) 32,22 33,49 33,24 1,27 (0,25) 2 Chăn nuôi
-Tổng vốn cho chăn nuôi 6.860 7.105 7.510 245 3,57 405 5,7 -Tỷ trọng (%) 31,33 31,23 31,2 (0,1) (0,03) 3 Lâm nghiệp -Tổng vốn ngành lâm nghiệp 6.980 7.012 7.526 32 0,46 514 7,33 -Tỷ trọng (%) 31,88 30,82 31,27 (1,06) 0,45 4 Dịch vụ nông nghiệp -Tổng vốn dịch vụ nông nghiệp 998 1.012 1.032 14 1,4 20 1,98 -Tỷ trọng 4,56 4,45 4,29 (0,11) (0,16) Tổng vốn đầu tư 21.893 22.748 24.068 855 3,91 1.320 5,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)
Qua bảng 3.6 trên ta có nhận xét:
Tổng số vốn đầu tư vào các ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013- 2015. Cụ thể: nếu như năm 2013, con số này là 21.893 triệu đồng, năm 2014 tăng 855 triệu đồng, tương ứng tăng 3,9% và lên mức 22.748 triệu đồng; đến năm 2015, huyện đã đầu tư kỷ lục với số vốn là 24.068 triệu đồng, tăng 1.320 triệu đồng, tương ứng tăng 5,8% so với năm 2014. Sự tăng này xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do số vốn đầu tư ngành trồng trọt tăng. Cụ thể: năm 2013 là 7.055 triệu đồng, năm 2014 là 7.619 triệu đồng, tăng 564 triệu, tương ứng tăng 7,99% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 8.000 triệu đồng, tương ứng tăng 381 triệu, tăng 5% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng vốn đầu tư của ngành này có sự thay đổi, từ 32,22% năm 2013, năm 2014 là 33,49% và năm 2015 là 33,24%.
Thứ hai, vốn trong ngành chăn nuôi cũng thay đổi. Năm 2013, vốn này là 6.860 triệu đồng, năm 2014 là 7.105 triệu đồng, tăng 245 triệu đồng, tương ứng tăng 3,57%; năm 2015 đã là 7.510 triệu đồng, tăng 405 triệu đồng, tương ứng tăng 5,7% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng ngành này thay đổi theo hướng giảm nhẹ, từ 31,33% năm 2013 xuống 31,23% năm 2014 và còn 31,2% năm 2015.
Thứ ba, vốn đầu tư vào ngành lâm nghiệp cũng có xu hướng thay đổi. Năm 2013 là 6.980 triệu đồng, năm 2014 là 7.012 triệu đồng, tăng 32 triệu đồng, tương ứng tăng 0,46% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 7.526 triệu đồng, tăng 514 triệu đồng, tương ứng tăng 7,33% so với năm 2014. Điều này đồng nghĩa tỷ lệ này thay đổi từ mức 31,88% năm 2013 về 30,82% năm 2014 và năm 2015 đạt 31,27%.
Thứ tư, số vốn đầu tư ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có sự thay đổi. Năm 2013 là 998 triệu đồng, năm 2014 là 1.012 triệu đồng, tăng 14 triệu đồng, tương ứng 1,4% so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 1.032 triệu đồng, tăng 20 triệu đồng, tương ứng tăng 1,98% so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của ngành này giảm nhẹ, từ 4,56% năm 2013 xuống 4,45% năm 2014 và còn 4,29% trong năm 2015.