Bài học rút ra cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của đề tài

1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp

1.2.3 Bài học rút ra cho huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Huyện Gia Bình, n Dũng và huyện Bảo Thắng có nhiều điểm tương đồng với huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế với kinh tế nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong q trình CNH, HĐH của huyện. Đây là những huyện đều thuộc Đông Bắc tổ quốc với các con sông lớn chảy qua và hệ thống đường giao thông thuận lợi, gần các trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh nên có điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp… Không những thế, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và ban lãnh đạo huyện đã đưa nền kinh tế nông nghiệp huyện ngày càng khởi sắc. Do vậy, những kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của hai huyện này có ý nghĩa tham khảo hữu ích với huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên. Những bài học kinh nghiệm đó là:

Thứ nhất, ban lãnh đạo huyện cần chú trọng làm tốt công tác quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Thứ hai, để thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, huyện cần phải coi trọng sự gắn kết chặt chẽ và hiệu quả giữa sản xuất nông sản nguyên liệu và công nghiệp chế biến sâu, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp quy mô lớn và mở rộng dịch vụ nông thôn.

Thứ ba, trong quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn, ban lãnh đạo huyện cần coi trọng phát triển mạnh các làng nghề truyền thống, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản... để vừa có thể thu hút lực lượng lao động nơng thơn, vừa góp phần làm tăng giá trị nơng phẩm hàng hoá.

Thứ tư, huyện cần ưu tiên đầu tư phát triển chăn nuôi; ưu tiên phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định nhằm giảm dần tỷ trọng của trồng trọt, gia tăng tỷ trọng của chăn nuôi. Trong trồng trọt giảm tỷ trọng

của cây lúa, tăng tỷ trọng của các loại cây rau màu, cây cơng nghiệp và các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Thứ năm, ban lãnh đạo huyện cần thực hiện việc đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tương xứng với tiềm năng, nhất là việc kiên cố hố kênh mương. Hỗ trợ nơng dân thơng qua các chương trình dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phân cấp mạnh cho cấp huyện, xã và hộ nông dân làm chủ đầu tư, nhất là các dự án phát triển bò thịt, cải tạo vùng trũng, quy hoạch cụm, khu trang trại.

Thứ sáu, huyện cần thực hiện đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới vào trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản. Giải quyết tốt các vấn đề về giống, thức ăn, thú y, vệ sinh phịng dịch, kỹ thuật chăn ni, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích dồn điền, đổi thửa để tạo điều kiện đưa cơ giới hoá và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra được những vùng sản xuất hàng hố nơng nghiệp lớn tập trung, có sức cạnh tranh.

Thứ bảy, huyện cần tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tổ chức các hội chợ, triển lãm, cung cấp thông tin về thị trường và định hướng sản xuất. Xây dựng thương hiệu một số nông sản đặc trưng của địa phương và xây dựng các chợ đầu mối.

Thứ tám, ban lãnh đạo huyện cần thực hiện phát triển mạnh kinh tế hộ, đổi mới kinh tế hợp tác và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp để kinh tế tập thể thực sự phát huy vai trị hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế hộ gia đình phát triển. Khuyến khích hình thành những hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên ngành, đa ngành mới phù hợp với điều kiện từng địa phương, tiến tới phát triển thành các doanh nghiệp nông nghiệp ở nông thôn.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)