5. Bố cục của đề tài
1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệpcủa huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh
Gia Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Ninh với diện tích tự nhiên 10.752,8 ha, dân số 93.242 người và 28.192 hộ. Hiện nay, huyện Gia Bình gồm 1 thị trấn và 13 xã, trung tâm huyện lỵ là thị trấn Gia Bình; phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Gia Bình là vùng đồng bằng chiêm trũng song lại có núi, có các con sông lớn nhỏ chảy qua huyện. Cũng chính các con sông này từ ngàn đời xưa đã bồi đắp lượng phù sa lớn cho các dân cư bên bờ sông làm nên vùng đất trù phú, màu mỡ của huyện Gia Bình.
Theo tác giả Đinh Văn Ân (Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, 2005), trong những năm qua, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Bình đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển với tốc độ cao và toàn diện, diện mạo vùng nông thôn từng bước được đổi mới, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 11%; đặc biệt giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 335,5 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng/người/năm.
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Bình có sự thay đổi theo hướng tích cực, tạo ra giá trị kinh tế cao. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và phát triển đa ngành, đa nghề... Những thành tựu đạt được đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH của tỉnh.
Là một huyện với xuất phát điểm là thuần nông nên ban lãnh đạo huyện Gia Bình đã xác định nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch mạnh theo hướng tăng năng lực cạnh tranh và có khả năng thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm thay đổi cơ bản cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo sức hút lao động, nhất là người lao động qua đào tạo để họ có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao, từ đó nâng cao mức sống đại
đa số người dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng đồng nghĩa với việc tập trung hướng sản xuất vào việc tạo ra những nhóm sản phẩm hàng hóa theo quy mô lớn, đạt chất lượng, hiệu quả và giá trị cao, gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Kết quả là kinh tế huyện trong giai đoạn qua giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, kinh tế xã hội bền vững. Điều này còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, ban lãnh đạo huyện Gia Bình đã tích cực rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tập trung lập quy hoạch tổng thể từng ngành, từng lĩnh vực có vị trí then chốt và là động lực của nền kinh tế. Đặc biệt, huyện rất chú trọng công tác quy hoạch và thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, xác định quỹ đất để quy hoạch và phát triển các vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp tập trung, mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt và các trang trại chăn nuôi.
Thứ hai, ban lãnh đạo huyện đã xây dựng chính sách định hướng lựa chọn “nuôi con gì, trồng cây gì” cho từng xã, từng địa phương theo tư duy mới, khoa học và cụ thể. Người dân trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch và quy hoạch lựa chọn các nhóm cây, con xác định ở ngay trên mảnh đất quê hương của họ. Các địa phương rất chú trọng việc lựa chọn cây, con chủ lực với cả hai hình thức phát triển đại điền và tiểu điền cho các vùng chuyên canh nhằm tận dụng tối đa thế mạnh của từng vùng. Thứ ba, thực hiện huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; Phát huy sự chủ động tổ chức sản xuất của nông hộ, trang trại nhằm đạt quy mô hàng hóa lớn.Huyện có chính sách ưu tiên đối với loại cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng ưu thế.
Thứ tư, theo chủ trương của Đảng, huyện thực hiện đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa 4 nhà: nhà quản lý (nhà nước) - nhà khoa học - nhà nông và nhà doanh nghiệp. Chú trọng việc định hướng, hỗ trợ thông tin về thị trường, về các quy trình, quy chuẩn công nghệ sạch, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và dự báo khả năng liên kết giải quyết đầu ra cho sản phẩm... Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản của tỉnh và của từng vùng.
Thứ năm, huyện còn hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các dự án khoa học - công nghệ để cải tiến và đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng để tiết kiệm năng lượng, áp dụng năng lượng mới... phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Thứ sáu, huyện còn xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng hiện đại,“bao gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch, thoát nước, điện, viễn thông, giáo dục, bệnh viện, trạm y tế ở nông thôn, hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nông dân”. (Đinh Văn Ân, 2005).