Chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh

3.3.4. Chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp

Trong giai đoạn 2013-2015, trong nội bộ ngành nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể, cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Sự chuyển dịch của nội bộ ngành nông nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Trồng trọt 1.189,03 81,31 1.232,10 81,45 1.298,11 81,06 43,07 0,14 66,01 -0,39 Chăn nuôi 228,23 15,61 230,94 15,27 247,22 15,44 2,70 -0,34 16,28 0,17

Ngành nghề phục

vụ nông nghiệp 45,076 3,08 49,612 3,28 56,028 3,50 4,536 0,2 6,42 0,22

Tổng 1.462,336 100,00 1.512,652 100,00 1.601,358 100,00 50,32 0 88,73 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp huyện Đại Từ - giai đoạn 2013-2015)

Qua bảng trên ta có nhận xét:

Trong giai đoạn 2013-2015, tổng giá trị ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng. Cụ thể: năm 2013, tổng giá trị đạt 1.462,336 tỷ đồng, năm 2014 là 1.512,652 tỷ đồng, tăng 50,32 tỷ đồng so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 1.601,358 tỷ đồng, tăng 88,706 tỷ đồng so với năm 2014. Sự gia tăng này cho thấy tổng giá trị ngành

nông nghiệp của huyện trong giai đoạn qua có sự tăng trưởng. Điều này có được là do sự tăng lên cả về trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn qua, giá trị ngành trồng trọt có sự thay đổi đáng kể về mặt giá trị và cơ cấu. Cụ thể: nếu như năm 2013, giá trị ngành này là 1.189,03 tỷ đồng, năm 2014, con số này là 1.232,10 tỷ đồng, tăng tăng 43,07 tỷ đồng so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 1.289,11 tỷ đồng, tăng 66,01 tỷ đồng so với năm 2014. Bên cạnh đó, tỷ trọng của ngành cũng có sự thay đổi đáng kể: năm 2013 chiếm 81,31% trong ngành; năm 2014 tăng 0,14% lên mức 81,45% và đến năm 2015 là 81,06%, giảm đi 0,39% so với năm 2014.

Thứ hai, giá trị và tỷ trọng ngành chăn nuôi cũng có sự thay đổi. Về giá trị, ngành chăn nuôi có xu hướng tăng, năm 2013 là 228,23 tỷ đồng, năm 2014 là 230,94 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ đồng so với năm 2013. Đến năm 2015, con số này là 247,22 tỷ đồng, tăng 16,28 tỷ đồng so với năm 2014. Tỷ trọng của ngành này cũng có sự thay đổi nhẹ, từ 15,61% năm 2013 xuống còn 15,27% năm 2014 và còn 15,44% trong năm 2015 (giảm 0,17% so với năm 2013).

Thứ ba, ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có sự thay đổi. Về giá trị, năm 2013 là 45,076 tỷ đồng, năm 2014 là 49,612 tỷ đồng, tăng 4,536 tỷ đồng so với năm 2013; đến năm 2015, con số này là 56,028 tỷ đồng, tăng 6,42 tỷ đồng so với năm 2014. Điều này khiến cho tỷ trọng của ngành có sự tăng nhẹ, từ 3,08% năm 2013 lên 3,28% năm 2014 và lên 3,5% trong năm 2015.

Nguyên nhân chủ yếu của những sự tăng trưởng, hay chuyển dịch cơ cấu xuất phát từ việc chú trọng đầu tư cho hoạt động trồng trọt của huyện Đại Từ trong giai đoạn từ năm 2013-2015, đồng thời, việc diễn biến phức tạp của sâu bệnh, thời tiết, cũng đã kéo theo những phát sinh lớn hơn đối với giá trị của ngành dịch vụ nông nghiệp, khi chi phí thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tăng lên trong giai đoạn này, đặc biệt là năm 2015. Ngoài ra, sự tăng trưởng không nhanh của ngành chăn nuôi và việc tỷ trọng ngành này giảm so với các ngành khác cho thấy những tồn tại trong hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi còn khá nhiều, và ngành còn chưa thực sự được quan tâm, phát triển đúng mức, khi mà lợi nhuận thu được từ ngành chăn nuôi là cao

hơn so với ngành trồng trọt, nhưng tỷ trọng ngày này lại còn khá nhỏ khi chỉ chiếm chưa tới 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Điều này cũng cho thấy còn nhiều tiềm năng cần tập trung khai thác, phát triển, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi tại huyện Đại Từ.

Như vậy có thể thấy: trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù có sự thay đổi thất thường giữa các ngành trong nông nghiệp, tuy nhiên có thể nhận thấy giá trị các ngành đều tăng trưởng khá. Đây là điều tốt, do đó trong thời gian tới, huyện cần phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao giá trị của các ngành, từ đó đem lại sự phát triển cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)