5. Bố cục của đề tài
3.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh và huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý. Hoạt động bảo vệ môi trường từng bước đi vào nề nếp.
Thứ sáu, công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng. Hoạt động tôn giáo cơ bản diễn ra đúng pháp luật. Lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ nhất, góp phần tăng cường khối đại đồn kết dân tộc.
Như vậy, có thể nói tình hình kinh tế xã hội của huyện Đại Từ trong giai đoạn qua thực hiện khá tốt. Do đó, trong thời gian tới, ban lãnh đạo huyện cần phải phát huy hơn nữa thế mạnh của mình bởi đây chính là điều kiện giúp kinh tế huyện ngày càng phát triển.
3.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh và huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng nghiệp
3.2.1. Chính sách của tỉnh
Là một tỉnh trọng điểm của trung du và miền núi phía Bắc nên ngay từ khi tái lập tỉnh năm 1997, lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm đến việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Lãnh đạo tỉnh đã ra hàng loạt các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng ngành nông nghiệp.
Đối với ngành chăn nuôi, lãnh đạo tỉnh đã ban hành các văn bản bao gồm: quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi đến năm 2020; quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03/4/2013 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề
án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020. Các quyết định này nêu rõ: “Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, sản xuất hàng hố, ứng dụng khoa học cơng nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Đưa tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp từ 36,9% năm 2012 lên 40% vào năm 2015 và 50% năm 2020. Từng bước quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm, công tác thú y; đảm bảo thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch, bệnh. Triển khai lập và thực hiện tốt quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Không những thế, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra chủ trương cụ thể cho từng loại vật nuôi, cụ thể: “Loại vật nuôi được xác định là hàng hoá chủ lực của Thái Nguyên
là: lợn thịt, gia cầm, trâu, bò thịt. Định hướng đến năm 2020, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm (chủ yếu là gà, lợn); ổn định đàn trâu, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, tầm vóc. Phát triển các sản phẩm vật ni bản địa tại các xã thuộc huyện miền núi.”
Đối với ngành thủy sản, lãnh đạo tỉnh cũng đưa ra các văn bản chỉ đạo như hướng dẫn số 980/HDLN-SNN-STC, ngày 27/6/2011, Hướng dẫn liên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính về thủ tục lập dự tốn và thanh quyết tốn nguồn kinh phí hỗ trợ miễn thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 nêu rõ “Phục hồi
và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trong các lưu vực sông và hồ chứa. Kết hợp giữa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên thuỷ sinh vật và lợi ích của các ngành và địa phương trong tỉnh; Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Góp phần nâng cao tổng sản lượng cá ni và khai thác, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho
những người dân sống xung quanh các hồ chứa lớn và hai bên lưu vực sông thông qua việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.”
Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp với chủ lực là phát triển cây chè đã được lãnh đạo tỉnh hết sức quan tâm. UBND tỉnh đã ra quyết định số 520/QĐ-UBND về việc phát triển chè Thái Nguyên, trong đó nêu rõ “Phát triển cây chè là câykinh tế mũi
nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa”. Điều
này cho thấy lãnh đạo tỉnh hết sức quan tâm đến ngành trồng trọt nói chung, ngành trồng chè nói riêng.
Bên cạnh đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, lãnh đạo tỉnh đã chủ trương: “Tiếp tục phát triển mạnh nơng nghiệp tồn diện lên một trình độ mới, xây
dựng vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đưa những cây con có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất, tăng giá trị thu được trên một 1 ha canh tác… Mở rộng diện tích chè với giống đã được chọn lọc. Có biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả đất bãi để trồng cây cơng nghiệp, dược liệu, cung cấp rau có giá trị kinh tế cao cho thị trường Hà Nội… Tăng nhanh tốc độ và hiệu quả chăn nuôi theo hướng phát triển chăn nuôi công nghiệp”.
Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh tiếp tục nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn. Hình thành các cơ sở sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá chất lượng cao; phấn đấu tăng diện tích lúa chất lượng cao lên trên 45%, cây vụ đơng trên 40% diện tích canh tác, mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, dược liệu. Chú trọng phát triển chăn ni, thực hiện mơ hình ni thâm canh thuỷ sản an tồn và có tính kháng bệnh cao…Khuyến khích phát triển dịch vụ nơng nghiệp, trong đó chú trọng dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Đến 2015 cơ cấu cây lương thực 24% - cây công nghiệp, rau quả 31 % - chăn ni 45%”.
3.2.2. Chính sách của huyện
Cùng với chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo huyện Đại Từ cũng ra các chủ trương cho toàn huyện như: điều kiê ̣n thực tế, tiềm năng và thế
mạnh các vùng trên đi ̣a bàn huyê ̣n Đại Từ; Quy hoạch phát triển cây chè huyện Đại Từ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch phát triển chăn nuôi huyện Đại Từ đến năm 2020. Trong các chủ trương này nêu rõ “trong báo cáo chính trị trình Đại hội tỉnh lần thứ XVIII đã xác định: “Coi nơng nghiệp có vai trị quan trọng để ổn định đời sống và tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp. Từng bước xây dựng vùng sản xuất chuyên canh như lúa cao sản, đặc sản, chè, đậu, đỗ,…Đặc biệt quan tâm đến công nghệ sinh học nhằm chọn được tập đồn cây trồng và vật ni có giá trị cao, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu chế biến hiện đại. Triển khai nhanh chương trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, hình thành cơ cấu lương thực 40%, cây cơng nghiệp 28% và chăn ni 32%.”
Bên cạnh đó, huyện cũng xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn 2015-2020 như sau: Các ngành kinh tế trong huyện tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 19,5% trở lên; Trong đó: Cơng nghiệp - xây dựng hàng năm tăng 29% trở lên; Dịch vụ tăng 16% trở lên; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5% trở lên.
Đồng thời, cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển dịch và thay đổi theo hướng tăng trưởng mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể: công nghiệp và xây dựng là 51,8%, dịch vụ: 30,5%, Nông nghiệp: 17,7%.