Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư lê bảo minh​ (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty

Hiện nay, công ty có 245 cán bộ, nhân viên, trong đó nhân viên kinh doanh và nhân viên kỹ thuật chiếm tỉ trọng lớn. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

Ban kiểm soát: làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của Cổ đông và vì lợi ích của người lao động trong công ty. Ban kiểm soát đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc theo đúng các qui định trong điều lệ công ty đồng thời kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty; quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, đồng thời là cơ quan quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

Nguồn: [2], [3], [4], [5]

Giám đốc: Bên cạnh chức năng giải quyết một số công tác then chốt, quan trọng và những vấn đề trọng tâm phát sinh đột xuất thì Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống bán hàng cũng như mọi hoạt động của Công ty.

PHÓ GĐ KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KINH DOANH PHÒNG HCNS PHÒNG KINH DOANH SỈ PHÒNG KINH DOANH LẺ BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc về lĩnh vực phụ trách. Phó Giám đốc có quyền thay thế Giám đốc nếu Giám đốc ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao. Phó Giám đốc phải thường xuyên báo cáo kết quả công việc cho Giám đốc, đề xuất xin ý kiến những vấn đề vượt quá quyền hạn của mình để Giám đốc quyết định.

Phòng Hành chính nhân sự: Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám Đốc, tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự, có nhiệm vụ quản lý nhân sự trong công ty, lập kế hoạch và thực hiện các chính sách công ty đề ra về chế độ tiền lương, thưởng, và các chế độ khác. Đồng thời tuyển dụng và bố trí nhân viên.

Phòng kế toán: Tham mưu cho Giám Đốc Tài chính, có nhiệm vụ kiểm tra, ghi chép sổ sách theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Cung cấp số liệu, thông tin kế toán chính xác, kịp thời cho ban giám đốc khi có yêu cầu. Cung cấp chứng từ, tài liệu báo cáo kế toán phục vụ cho việc kiểm tra của nhà nước với doanh nghiệp.

Phòng kinh doanh Sỉ - Lẻ: Thực hiện quá trình mua bán cũng như có kế hoạch mua bán dưới sự quản lý trực tiếp của Phó Giám Đốc Kinh Doanh. Có nhiệm vụ khám phá, phân tích thị trường, lập các kế hoạch, phương án chiến lược kinh doanh và tổ chức chỉ đạo thực hiện các phương án đó. Tổ chức mạng lưới kinh doanh thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình các hoạt động của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh, cân đối nguồn hàng đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu thụ. Là nơi nhận đơn hàng, xét duyệt đơn hàng của khách hàng bán buôn.

Phòng kỹ thuật: Thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám Đốc Kỹ Thuật, chăm sóc và cung cấp dịch vụ bảo hành từ khắp mọi miền khi khách hàng có yêu cầu sửa chữa, tư vấn liên quan đến các mặt hàng do công ty cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư lê bảo minh​ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)