Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư lê bảo minh​ (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu, động lực làm việc được xem là nhân tố kích thích động viên con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Đồng thời vận dụng các lý thuyết động lực làm việc của A. Maslow, F. Herzberg, Victor. Vroom, thuyết về sự công bằng… và các mô hình nghiên cứu trước đây về động lực lao động của nhân viên để đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 yếu tố: Lương, thưởng; phúc lợi; môi trường và điều kiện làm việc; đồng

nghiệp; lãnh đạo; thương hiệu; cơ hội đào tạo thăng tiến; bản chất công việc ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên với 40 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố (EFA) lần 1 cho ra kết quả có 28 biến được giữ lại mô hình để tiến hành phân tích nhân tố lần 2. Trong đó 28 biến sau lần phân tích thứ 2 phân bố ở 6 nhân tố: Lương, thưởng; Lãnh đạo và đồng nghiệp; Bản chất công việc; Môi trường và điều kiện làm việc; Thương hiệu và cơ hội đào tạo thăng tiến; Phúc lợi được trích ra.

Kết quả phân tích hồi quy cho ra 3 nhân tố có ý nghĩa ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty: Lương, thưởng; lãnh đạo và đồng nghiệp; Bản chất công việc. Mô hình gồm 3 nhân tố này đã giải thích được 43.2% sự biến thiên của bộ dữ liệu.

Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình cho kết quả như sau: Lương, thưởng cao sẽ nâng cao động lực làm việc cho nhân viên khách sạn hơn, Bản chất công việc tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên, Mối quan hệ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty.

Bằng kiểm định One Sample T-test và phân tích One Way ANOVA, ta có các kết quả sau: không có sự khác biệt giữa phái nam và phái nữ về sự ảnh hưởng của các yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Lê Bảo Minh; không có sự khác biệt về sự ảnh hưởng của các yếu tố tạo động lực làm việc giữa các nhóm tuổi; không có sự khác biệt về sự ảnh hưởng của các nhân tố tạo động lực làm việc giữa các nhóm nhân viên có vị trí làm việc khác nhau; không có sự khác biệt về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc giữa nhóm nhân viên có thâm niên làm việc khác nhau tại Công ty.

Như vậy, qua việc phân tích các yếu tố, đề tài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Lê Bảo Minh, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên.

Tóm tắt chương

nghiệp, đề tài đã phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ phần đầu tư Lê Bảo Minh. Chương 3 của luận văn đã làm rõ các vấn đề về thực trạng nhân lực của công ty. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu đã xác định ở chương 2 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên của Công ty. Kết quả phân tích cho thấy: Công ty đã xác định được mục tiêu tạo động lực cho lao động, đã xây dựng được hệ thống các biện pháp tạo động lực qua đó thúc đẩy người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nhưng hạn chế còn tồn tại là mức lương, thưởng thấp, các hình thức thúc đẩy lao động bằng tinh thần còn thiếu đa dạng và linh hoạt… Việc nghiên cứu các nội dung trên là cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi trong tạo động lực cho nhân viên tại Công ty Lê Bảo Minh.

Chương 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY LÊ BẢO MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư lê bảo minh​ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)