5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả
Tổng số bảng khảo sát phát ra là 170 trên tổng số 214 nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty. Tổng số bảng khảo sát thu về là 170 bảng và sau khi đã loại các bảng hỏi không hợp lệ thì số mẫu đưa vào quá trình phân tích là 150 mẫu. Như
vậy, tổng số bảng hỏi đưa vào phân tích là 150 bảng câu hỏi khảo sát, trong đó cơ cấu các mẫu đưa vào phân tích chính thức như sau:
Về giới tính: Kết quả khảo sát cho thấy, có 72 người tham gia phỏng vấn là nữ giới (chiếm 48%) và 78 người là nam giới (chiếm 52%). Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình phân tích sự khác biệt của các nhân tố tạo động lực theo tiêu chí đặc điểm cá nhân (trong đó có yếu tố giới tính), tác giả tiến hành chọn số lao động nữ gần bằng số lao động nam. Trong Công ty có nhiều bộ phận với nhiều công việc đặc thù khác nhau, có bộ phận cần lao động nam nhiều hơn như bộ phận kỹ thuật, còn có những bộ phận lại cần lao động nữ nhiều hơn như bộ kế toán hoặc hành chính nhân sự. Vì vậy, không có sự phân hóa về giới tính của người lao động trong Công ty.
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu về giới tính tham gia phỏng vấn (Đơn vị: %)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “Giới tính”)
Về độ tuổi: Với 150 người tham gia trả lời phỏng vấn thì số lượng lớn nhất ở độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi, có 60 người chiếm 40%. Tiếp theo là ở độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi có 41 người chiếm 27.3% và có 24 người trả lời phóng vấn ở độ tuổi 44 đến 55 tuổi chiếm 16%. Cuối cùng ở độ tuổi ít nhất là dưới 25 tuổi có 12 người chiếm 8% và trên 55 tuổi có 13 người chiếm 8.7%. Như vậy, đa phần nhân viên tham gia trả lời phỏng vấn nghiên cứu này thuộc độ tuổi trung niên từ 35 đến 45 tuổi.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu về độ tuổi (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục “Tuổi”)
Về bộ phận làm việc: Trong 150 bảng hỏi thu lại được thì có 12 nhân viên làm việc ở Phòng Kế toán (chiếm 8.4%), 10 nhân viên làm việc tại Phòng Hành chính nhân sự (chiếm 7.0%), 40 nhân viên tại Phòng Kinh doanh sỉ (chiếm 26.6%), 44 nhân viên của Phòng Kinh doanh lẻ (chiếm 29.0%), 44 nhân viên làm việc tại Phòng Kỹ thuật (chiếm 29.0%).
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu về bộ phận làm việc (%)
Về chức vụ: Trong 150 bảng hỏi thu về thì chiếm phần lớn là nhân viên (121 người, chiếm 80.7%). Còn lại là trưởng và phó các bộ phận của các phòng chuyên môn. Trong đó, trưởng bộ phận là 11 người (chiếm 7.3%), phó bộ phận là 18 người (chiếm 12.0%).
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu về chức vụ (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “Chức vụ”)
Về thâm niên làm việc: Theo kết quả khảo sát, số người tham gia phỏng vẩn chủ yếu có thâm niên làm việc từ 5 đến dưới 10 năm. Trong 150 người thì có tới 77 người chiếm 51.3%. Tiếp theo nhân viên có thâm niên làm việc từ 10 năm trở lên có 35 người chiếm 23.3%. Nhân viên có thâm niên từ 1 đến dưới 5 năm có 21 người trả lời chiếm 14.0% Còn lại là nhân viên có thâm niên dưới 1 năm và cũng chiếm tỷ lệ thấp nhất là 17 người chiếm 11.4%.
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu về thâm niên làm việc (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “Thâm niên”) Về trình độ học vấn: Với 150 người tham gia trả lời phỏng vấn thì số lượng người có trình độ ở bậc đại học là cao nhất, với 116 người chiếm 77.3%. Tiếp theo là bậc cao đẳng có 22 người chiếm 14.7%. Còn lại là nhân viên có trình độ sau đại học (có 12 người, chiếm 8.0%). Tính đến tháng 11/2019, Công ty không còn nhân viên có trình độ trung cấp.
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu về trình độ văn hóa (%)
Về mức thu nhập bình quân/người/tháng: Trong 150 bảng hỏi thu về thì có 80 người có mức thu nhập từ 14 đến 16 triệu đồng/người/tháng (chiếm 53.3%), đây cũng là những nhân viên có thâm niên làm việc lâu năm tại Công ty. Có 35 nhân viên có mức thu nhập từ 10 đến 14 triệu đồng/người/tháng (chiếm 23.3%), có 20 người là có mức thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng/người/tháng (chiếm 13.3%). Có 8 người có mức thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/tháng (chiếm 5.3%). Đây là bộ phận nhân viên mới vào làm việc, có thâm niên chưa lâu tại Công ty. Còn lại 4.8% là mức thu nhập trên 16 triệu đồng/người/tháng (7 người), mức thu nhập này là của nhóm những nhân sự chủ chốt, lao động kỹ thuật cao và có vai trò rất quan trọng của Công ty.
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu về mức thu nhập trung bình một tháng (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “Mức thu nhập trung bình một tháng”) Về mục đích đi làm:
Một là, đi làm vì thu nhập: Kết quả khảo sát cho thấy, có 141 người đồng ý
với ý kiến đi làm mục đích là vì thu nhập (chiếm 94.0%) và có 9 người không đồng
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu mục đích đi làm vì thu nhập (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “Mục đích đi làm vì thu nhập”)
Hai là, đi làm tạm thời: Trong 150 bảng câu hỏi thu về thì có 25 người đi làm
tạm thời (chiếm 16.7%) và 125 người đi làm lâu dài (chiếm tới 83.3%).
Biểu đồ 3.9: Cơ cấu mục đích đi làm vì tạm thời (%)
Ba là, đi làm vì yêu nghề: Có 87 nhân viên trả lời bảng hỏi đồng ý với mục đích đi làm là vì yêu nghề chiếm 58%. Có 63 nhân viên đi làm không phải vì yêu nghề chiếm 42%.
Biểu đồ 3.10: Cơ cấu đi làm vì yêu nghề (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “Mục đích đi làm vì yêu nghề”)
3.3.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
* Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm biến độc lập
Bảng 3.4: Kết quả Cronbach’s alpha của các thang đo nhóm biến độc lập Nhóm
nhân tố Biến quan sát
Hệ số tương quan biến- tổng) Cronbach’s Alpha nếu loại biến Lương, thưởng Cronbach’s Alpha = 0.845 Được phổ biến rõ về chính sách lương, thưởng (LT1) 0.685 0.804
Mức lương hiện tại phù hợp với năng lực bản thân (LT2)
0.607 0.825
Công ty trả lương công bằng (LT3) 0.666 0.808
Chính sách khen thưởng rõ ràng hiệu quả (LT4)
Nhóm
nhân tố Biến quan sát
Hệ số tương quan biến- tổng) Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Tiền lương luôn được trả định kì hàng tháng (LT5)
0.618 0.822
Phúc lợi
Cronbach’s Alpha = 0.782
Công ty có chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tốt (PL1)
0.609 0.716
Công ty tạo điều kiện cho anh/chị nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có yêu cầu (PL2)
0.630 0.694 Chính sách phúc lợi thỏa đáng (PL3) 0.622 0.704 Môi trường và điều kiện làm việc Cronbach’s Alpha = 0.836
Trang thiết bị hỗ trợ cho công việc được cung cấp đầy đủ (ĐK1)
0.700 0.778
Các điều kiện an toàn, bảo hộ lao động được đảm bảo (ĐK2)
0.677 0.788
Nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ (ĐK3)
0.671 0.791
Giờ giấc làm việc được chấp hành nghiêm chỉnh (ĐK4)
0.622 0.813
Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc (ĐK5) 0.625 0.788 Đồng nghiệp Cronbach’s Alpha = 0.802 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau (ĐN1) 0.576 0.801
Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc (ĐN2)
0.728 0. 641
Đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện (ĐN3)
Nhóm
nhân tố Biến quan sát
Hệ số tương quan biến- tổng) Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Đồng nghiệp đáng tin cậy (ĐN4) 0.631 0.722
Đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ (ĐN5) 0.682 0.698
Lãnh đạo
Cronbach’s Alpha = 0.730
Lãnh đạo luôn lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc cho nhân viên (LD1)
0.502 0.680
Lãnh đạo hỗ trợ nhân viên khi cần thiết (LD2)
0.376 0.745
Lãnh đạo ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên (LD3)
0.581 0.633
Lãnh đạo quan tâm, động viên nhân viên (LD4)
0.631 0.598
Lãnh đạo đối xử công bằng với nhân viên (LD5)
0.587 0.673
Thương hiệu
Cronbach’s Alpha = 0.805
Anh/chị tự hào khi làm việc dưới thương hiệu của Công ty (TH1)
0.574 0.812
Đây là Công ty có uy tín trên thị trường (TH2)
0.737 0.643
Công ty được nhiều người biết đến (TH3) 0.652 0.735 Cơ hội đào tạo và thăng tiến Cronbach’s Alpha = 0.698
Được đào tạo các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc của mình (DT1)
0.467 0.664
Công ty tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực (DT2)
Nhóm
nhân tố Biến quan sát
Hệ số tương quan biến- tổng) Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Công ty tạo nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc (DT3)
0.516 0.604
Công ty đảm bảo tính công bằng trong thăng tiến (DT4)
0.512 0.589
Biết rõ những điều kiện để được thăng tiến (DT5) 0.518 0.615 Bản chất công việc Cronbach’s Alpha = 0.827
Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với kỹ năng được đào tạo (CV1)
0.455 0.835
Công việc cho phép phát huy khả năng cá nhân (CV2)
0.646 0.786
Công việc thú vị và có thử thách (CV3)
0.704 0.770
Khối lượng công việc hợp lý (CV4 0.688 0.783
Có động lực để sáng tạo trong công việc (CV5)
0.626 0.792
* Kiểm định độ tin cậy thang đo nhóm biến phụ thuộc
Bảng 3.5: Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo nhóm biên phụ thuộc Nhóm
nhân tố Biến phụ thuộc
Hệ số tương quan biến- tổng) Cronbach’s Alpha nếu loại biến Động lực làm việc Cronbach’s Alpha = 0.854
Anh/chị sẵn lòng giới thiệu với mọi người về Công ty của mình như một nơi làm việc tốt (DLLV1)
Anh/chị cảm thấy hào hứng với công việc tại Công ty (DLLV2)
0.747 0.792
Nhìn chung những chính sách và điều kiện làm việc tại Công ty tạo động lực cho anh/chị (DLLV3)
0.771 0.781
Anh/chị mong muốn làm việc lâu dài tại Công ty (DLLV4)
0.695 0.816
(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS)
Kết luận: Kết quả cho thấy các nhóm quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.6 trở lên và hệ số tương quan biến - tổng của các biến thành phần trong từng nhân tố đều lớn hơn 0.3. Vậy nên không có biến nào bị loại khỏi mô hình, các biến được giữ lại để tiến hành các phân tích và kiểm định tiếp theo để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.