Phân tích tình hình nhân sự của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư lê bảo minh​ (Trang 56 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Phân tích tình hình nhân sự của Công ty

Bảng 3.3: Tình hình lao động của Công ty Lê Bảo Minh từ 2016-2019

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 SL % SL % SL % SL % Tổng số lao động 235 100 243 100 241 100 245 100 1. Theo giới tính Nam 128 54,5 135 54,6 136 56,4 139 56,7 Nữ 107 45,5 108 44,4 105 43,6 106 43,3

2. Theo tính chất công việc

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

SL % SL % SL % SL %

Gián tiếp 47 20,0 51 21,0 49 20,3 50 20,4

3. Theo bộ phận

Hội đồng quản trị 7 3,0 7 2,9 7 2,9 7 2,9

Ban kiểm soát 5 2,1 5 2,1 5 2,1 5 2,0

Ban Giám đốc 4 1,7 4 1,6 4 1,7 4 1,6 Phòng Kế toán 19 8,1 20 8,2 21 8,7 21 8,6 Phòng Hành chính nhân sự 17 7,2 17 7,0 18 7,5 18 7,3 Phòng Kinh doanh sỉ 54 23,0 55 22,6 55 22,8 60 24,5 Phòng Kinh doanh lẻ 67 28,5 67 27,6 66 27,4 65 26,5 Phòng Kỹ thuật 62 26,4 68 28,0 65 26,9 65 26,6 4. Hình thức lao động Hợp đồng ngắn hạn 37 15,7 42 17,3 40 16,6 45 18,4 Hợp đồng dài hạn 198 84,3 201 82,7 201 83,4 201 81,6 5. Theo trình độ học vấn Sau đại học 18 7,7 21 8,6 25 10,4 27 11,0 Đại học 160 68,1 162 66,7 163 67,6 168 68,6 Cao đẳng 49 20,9 50 20,6 50 20,7 50 20,4 Trung cấp 8 3,3 10 4,1 3 1,3 - 0,0

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Công ty Lê Bảo Minh)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu lao động của Công ty Lê Bảo Minh qua các năm từ 2016 đến 2019 cho thấy tình hình lao động tại Công ty luôn duy trì sự ổn định, tỷ lệ tăng, giảm qua các năm không đáng kể. Năm 2016, tổng số cán bộ, nhân viên của Công ty là 235 người. Đến năm 2019, số lượng nhân viên trong Công ty là 245 người, tăng 10 người so với năm 2016 (tăng 4,26%). Trong đó:

Xét về giới tính: Qua bảng số liệu ta thấy lao động nam luôn nhiều hơn lao động nữ, tuy nhiên tỉ lệ chênh lệch nam - nữ không đáng kể. Năm 2016, lao động là

nam giới chiếm 54,5%, lao động là nữ giới chiếm 45,5%. Năm 2017, lao động là nam giới chiếm 54,6%, lao động là nữ giới là 45,4%. Năm 2018, lao động nam giới chiếm 56,4%, nữ giới chiếm 43,6%. Đến năm 2019, lao động là nam giới chiếm 56,7%, còn nữ giới chiếm 43,3%. Như vậy, tỷ lệ lao động là nam giới trong Công ty luôn chiếm tỷ lệ cao hơn lao động là nữ giới và có xu hướng tăng qua các năm. Điều này xuất phát từ đặc thù công việc của Công ty liên quan đến cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực thiết bị máy văn phòng, đòi hỏi trình độ kỹ thuật nhất định. Lao động nam có ưu thế hơn lao động nữ trong lĩnh vực này.

Xét về tính chất công việc: Lao động trực tiếp của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn so với lao động gián tiếp. Năm 2016, lao động trực tiếp của Công ty là 188 người (chiếm 80,0%), lao động gián tiếp là 47 người (chiếm 20,0%). Năm 2017, lao động trực tiếp là 192 người (chiếm 79,0%), lao động gián tiếp là 51 người (chiếm 21,0%). Năm 2018, lao động trực tiếp là 192 người (chiếm 79,7%), lao động gián tiếp là 49 người (chiếm 20,3%). Đến năm 2019, lao động trực tiếp của Công ty là 195 người (chiếm 79,6%), lao động gián tiếp là 50 người (chiếm 20,4%). Như vậy, Công ty luôn duy trì được tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp một cách ổn định. Điều này là do lao động trong lĩnh vực kinh doanh và cung cấp dịch vụ tin học có nhiều điểm khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác, nhân viên bán hàng vừa đồng thời là người tư vấn, cài đặt phần mềm và lắp đặt thiết bị cho khách hàng. Do đó cơ cấu lao động theo tính chất công việc cũng có sự khác nhau nên việc bố trí số lượng, cơ cấu lao động trực tiếp cho từng bộ phận, phòng ban phù hợp với tính chất và quy mô của bộ phận đó.

Xét về bộ phận làm việc: Lao động của Công ty chủ yếu tập trung ở bộ phận kỹ thuật, kinh doanh sỉ và kinh doanh lẻ. Đây là các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động của Công ty. Năm 2016, số lao động làm việc ở các bộ phận này là 183 người (chiếm 77,9%); năm 2017 là 190 người (chiếm 78,2); năm 2018 là 186 người (chiếm 77,1%); năm 2019 là 190 người (chiếm 77,6%). Các bộ phận còn lại như kế toán và hành chính nhân sự có số lượng nhân viên ít hơn, nhưng chủ yếu là các bộ phận liên quan đến việc điều hành và không thể thiếu cho việc duy trì hoạt động

kinh doanh của Công ty. Như vậy, xét về bộ phận làm việc, Công ty duy trì tỷ lệ lao động theo các bộ phận như trên là hợp lý.

Xét về hình thức lao động: Giai đoạn từ 2016 đến 2019, lao động có hợp đồng dài hạn chiếm tỉ lớn cao hơn (chiếm trên 80%) trong cơ cấu lao động của Công ty. Người lao động có trên 5 năm làm việc tại Công ty được xếp thành lao động dài hạn và sẽ hưởng lương cao hơn. Lực lượng lao động này thường có trình độ cao và năng suất làm việc hiệu quả. Ngoài ra, để tạo nguồn lao động kỹ thuật kế cận, Công ty cũng tuyển thêm lao động ngắn hạn, tuy nhiên số lao động này chiếm tỷ trọng không nhiều. Điều này chứng tỏ Công ty đảm bảo được lòng trung thành của lao động, đồng thời thể hiện tình hình kinh doanh của Công ty tương đối ổn định.

Xét theo trình độ học vấn: Do tính đặc thù của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và cung cấp dịch vụ liên quan đến kỹ thuật nên mặt bằng trình độ học vấn của người lao động tương đối cao. Năm 2016, tỷ lệ người lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm 75,8% và luôn duy trì ở tỷ lệ cao qua các năm (năm 2017 là 75,3%, năm 2018 là 78,0%, năm 2019 là 79,6%). Như vậy, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học trong Công ty luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng. Đa số nhân viên có trình độ đều tập trung ở Phòng Kỹ thuật, một số đảm nhiệm phụ trách các Phòng, Ban chuyên môn của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng có tuyển nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng tỷ lệ không nhiều. Năm 2016, tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng là 20,9%; trình độ trung cấp là 3,3%; năm 2017, tỷ lệ tương ứng là 20,6% và 4,1%; năm 2018 là 20,7% và 1,3%. Đến năm 2019, 100% nhân viên của Công ty có trình độ cao đẳng trở lên. Như vậy, tỷ lệ phần trăm qua các năm về trình độ học vấn của Công ty không có sự chênh lệch nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên nghiên cứu điển hình tại công ty cổ phần đầu tư lê bảo minh​ (Trang 56 - 59)