Kinh nghiệm nâng cao sự thỏa mãn trong công việc nhằm giảm dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao sự thỏa mãn trong công việc nhằm giảm dự

định nghỉ việc của người lao động của một số tổ chức, doanh nghiệp

*Tại tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV)

Do đặc thù nghề nghiệp của ngành khai thác mỏ phải làm việc trong môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn rủi ro, sức thu hút nghề nghiệp không cao, nguồn cung lao động thấp hơn cầu nhất là đối với thợ mỏ hầm lò, do đó công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động luôn được các cấp ủy Đảng,Tổng giám đốc và Công đoàn Tập đoàn quan tâm chăm lo nhằm củng cố, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Tập đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp quan tâm về tiền lương, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Về tiền lương bình quân năm 2014 toàn Tập đoàn đạt 8,4 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,5% so với năm 2013. Riêng tiền lương bình quân thợ lò đạt trên 14 triệu đồng/người/tháng, tăng 7% so với năm 2013 (cá biệt

có đơn vị đã đạt từ 15-17 triệu đồng như: Vàng Danh, Hầm lò II, Khe Chàm, Mông Dương).

Tập đoàn đã ban hành quy định các đơn vị được sử dụng 8% trong tổng quỹ tiền lương để khuyến khích tiền lương cho người lao động làm việc đạt năng suất, chất lượng cao, đảm bảo ngày công cao đối với thợ lò, bổ sung tiền lương cho người lao động nhân các dịp ngày lễ, tết, ngày truyền thống ngành Than. Dịp Tết nguyên đán 2015, các đơn vị sản xuất than đã bổ sung tiền lương cho người lao động mức từ 5 triệu đồng/người trở lên, một số đơn vị cân đối quỹ lương để phân phối lại tháng lương 13. Cơ chế này đã tạo ra không khí phấn khởi trong lao động sản xuất, làm cho người lao động yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp.

Về thực hiện các chế độ đối với người lao động, TKV đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc, không được phép không thực hiện hay cắt giảm, cụ thể như: Đối với chế độ ăn định lượng, mặc dù việc cân đối chi phí còn khó khăn nhưng TKV vẫn tính toán chi phí giao khoán cho các đơn vị một cách hợp lý. Các chế độ BHXH, BHYT, TNLĐ, Bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đều được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đóng nộp đầy đủ và giải quyết kịp thời (không nợ đọng). Ngoài ra, các chế độ ưu đãi riêng của TKV đối với người lao động cũng được triển khai thực hiện thành nề nếp từ nhiều năm nay như, chăm lo về nơi ăn chốn ở, đi lại, trợ cấp khó khăn, tổ chức tốt đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động v.v.

Ngoài ra, Tập đoàn cũng không ngừng khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nguồn nhân lực như: điều kiện làm việc trong hầm lò chậm được cải thiện, vẫn để tình trạng gửi lương người lao động, lao động dư thừa nên tiền lương còn thấp, văn hóa ứng xử của một số cán bộ chỉ huy sản xuất với người lao động có nơi, có lúc còn chưa phù hợp.

Trong nhiều năm trở lại đây, Công ty cổ phần than Mông Dương luôn

là một trong những đơn vị tiêu biểu trong ngành Than chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động bởi Công ty luôn xác định con người làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này, đây được xem là nhiệm vụ then chốt từ đó Công ty đã cố gắng cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo việc làm đều đặn và chăm lo thật tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Cũng theo đồng chí Chủ tịch Công đoàn Công ty thì để làm được điều đó, Công ty đã rà soát lại các diện sản xuất, quy hoạch lại hệ thống khai thác và mạnh dạn đầu tư một cách toàn diện về công nghệ sản xuất, thiết bị khai thác. Bên cạnh những trang thiết bị cơ bản đã được cơ giới hoá ở hầu hết các công đoạn sản xuất và phục vụ sản xuất, Công ty còn đầu tư thêm nhiều thiết bị phục vụ, thiết thực cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như mua thêm máy xúc lật hông, máy khoan; lắp đặt hệ thống tời trục chở người, lắp đặt hệ thống hầm bơm; cơ khí hoá toàn bộ các công việc bóc xếp vận chuyển vật liệu chống, chèn…

Cùng với việc đưa thiết bị, máy móc tối đa vào sản xuất để giảm sức lao động, Ban lãnh đạo Công ty đã từng bước tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ chủ chốt phòng ban, phân xưởng để tạo niềm tin cho công nhân. Ngoài các giải pháp về công nghệ, mở rộng diện khai thác, công tác điều hành sản xuất được xác lập theo trình tự hợp lý, chính xác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực thiết bị trong dây chuyền sản xuất, tăng năng suất lao động từ 5-7%, tiết giảm chi phí từ 5-10%. Trong đó, kế hoạch tác nghiệp được lập một cách chặt chẽ từ cung ứng nguyên vật liệu đến nhân lực. Không chỉ trong sản xuất, công tác khoán quản còn được triển khai ở tất cả các khâu, kể cả phục vụ, phụ trợ với cơ chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm khắc. Trên cơ sở đó, duy trì ổn định và thường xuyên công ăn việc làm, Công ty đã đảm bảo thu nhập và đời sống

cho người lao động với mức bình quân 8 triệu đồng/người/tháng, riêng thợ lò là 11 triệu đồng/người/tháng.

Song song với đó, Công ty đã tập trung nghiên cứu cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động ở mọi vị trí sản xuất, mở rộng nhà tắm giặt, cải tạo hệ thống thông gió để giảm nhiệt độ trong phòng sấy, xây dựng nhà tắm nữ công nhân, chuyển đổi hệ thống cấp phát bảo hộ lao động từ trực tiếp sang gián tiếp theo quy trình khép kín…

Bên cạnh đó, các nhà ăn tập thể, được xây dựng khang trang, sạch sẽ, được lắp đặt trang thiết bị hiện đại phục vụ chế biến thức ăn phục vụ người lao động. Giờ đây nhà ăn Mông Dương đã trở thành một trong số nhà ăn tự chọn hàng đầu của Vinacomin. Đồng thời, để phục vụ nhu cầu nắm bắt thông tin văn hoá, xã hội của CBCN, các công trình như: Đài truyền thanh, thư viện công nhân mỏ, nhà rèn luyện thể thao, nhà sinh hoạt văn hoá, công viên… được đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng phục vụ.

Mới đây nhất Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống thẻ từ tích hợp với tổng giá trị đầu tư gần 4 tỷ đồng. Theo đó, mỗi CBCN được trang bị 1 chiếc thẻ từ tích hợp thay thế tất cả các loại thẻ CBCN cần có khi đi làm, giúp CBCN có thể gửi xe, điểm danh chấm công, phiếu ăn, thẻ rút tiền… Hệ thống thẻ từ đi vào hoạt động còn góp phần tăng cường quản lý lao động một cách chính xác và minh bạch. Để cải thiện về điều kiện nhà ở cho CBCN, tháng 9-2013 Công ty khởi công xây dựng 3 lô nhà tập thể 9 tầng cho CBCN. Các lô tập thể đều được trang bị các thiết bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi đáp ứng nhu cầu. Dự án có tổng mức đầu tư là trên 267 tỷ đồng và giải quyết nhà ở cho gần 1.200 CBCN.

Chính từ sự đồng hành, động viên người lao động về mọi mặt, đã tạo được niềm tin để người lao động yên tâm lao động sản xuất, đây chính là tiền đề quan trọng để Công ty cổ phần than Mông Dương tiếp tục phát triển.

* Tại công ty than Quang Hanh

Một trong những cố gắng của Công ty nhằm “giữ chân” người lao động là đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để đảm bảo an toàn cũng như “giữ sức” tối đa cho người lao động. Công ty đã đầu tư các dây chuyền, thiết bị vận chuyển người xuống hầm mỏ bằng song loan và lên bằng tời có cơ chế hoạt động giống như cáp treo. Như vậy, công nhân không phải đi bộ mà có thể di chuyển nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Trước đó, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một cách toàn diện về công nghệ sản xuất, thiết bị khai thác như: Đầu tư xây dựng hệ thống vận tải than lên mặt bằng công nghiệp, lắp đặt hệ thống sàng tuyển than công suất lớn, sự hỗ trợ của máy đào lò COMBAIN, máy khoan TAMROK, máy xúc lật đổ bên…

Các trang thiết bị y tế cũng là một lĩnh vực than Quang Hanh chú trọng đầu tư. Trước đây, trạm y tế được xây dựng trên mặt bằng, nhưng để đảm bảo có thể cấp cứu, sơ cứu nhanh nhất khi xảy ra sự cố với công nhân, Công ty đã đặt hầm y tế xuống lò, “sát nút” phạm vi lao động của công nhân mỏ.

Trên cơ sở cải thiện điều kiện làm việc, duy trì ổn định và thường xuyên công ăn việc làm, Công ty đã đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động với mức bình quân 8,6 triệu đồng/người/tháng (năm 2013); 9,2 triệu đồng/người/tháng (năm 2014).

Nhận thức được nhu cầu ở gần gia đình của những người công nhân mỏ, bên cạnh dự án 4 lô nhà ở cho công nhân mà Công ty đã dành một lô nhà cho gia đình công nhân, Công ty còn triển khai dự án Làng công nhân được tổ chức như nhà ở xã hội. Đồng thời tăng cường tuyển dụng nữ công nhân để tạo công ăn việc làm cho vợ của thợ mỏ đang làm việc tại Công ty.

Về mặt đào tạo - tuyển dụng, Công ty than Quang Hanh thừa nhận đây là một vấn đề rất khó khăn. Bởi khi lựa chọn việc làm, ngay khi chưa biết công việc cụ thể như thế nào, người lao động sẽ chỉ chọn những đơn vị tốt, có

tiếng để làm trong khi Quang Hanh lại là một đơn vị có điều kiện khó khăn. Vì vậy, ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng công tác đào tạo - tuyển dụng thể hiện ở việc tổ chức tuyên truyền và trực tiếp đi tuyển dụng công nhân. Công ty đã phối hợp với các sở, ngành các tỉnh để đưa các lao động trẻ về thi tuyển và đào tạo. Đặc biệt, mọi chi phí từ di chuyển, ăn học, đến lúc ra trường vào thực tập và làm việc tại Công ty đều do Công ty chi trả 100%. Và chi phí để đào tạo ra một công nhân mỏ chất lượng vào khoảng 40 triệu. Với việc đầu tư như vậy, mỗi năm Công ty đã tự “kéo” về 300 - 400 công nhân và hiện tại, Công ty có khoảng 3.450 công nhân. Đây chính là điều kiện quan trọng để Công ty than Quang Hanh có thể hoàn thành việc tăng sản lượng theo từng năm và phát triển lâu dài, bền vững.

* Tại công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam

Cũng đã có những cuộc nghiên cứu, khảo sát chỉ ra rằng có 4 nhân tố tác động đến mức độ thoả mãn trong công việc của người lao động việc đó là các nhân tố lãnh đạo, bản chất công việc, đồng nghiệp và thu nhập.

Trong đó nhân tố bản chất công việc có mức tác động lớn nhất, tiếp đến là các nhân tố thu nhập,đồng nghiệp và lãnh đạo.

Công ty đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sự thoả mãn trong công việc cho người lao động như:

Bản chất công việc:

Bản chất công việc là nhân tố có mức tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tuy nhiên mức thỏa mãn trung bình của người lao động chưa cao.

Vì vậy công ty cần phải đào tạo hướng dẫn nhân viên quy trình làm việc của họ cũng như quy trình làm việc của cả bộ phận đề từ đó họ có thể nắm bắt được công việc mình làm. Công việc cần được thiết kế cho phù hợp sao cho nhân viên có quyền quyết định được một số công việc nằm trong

năng lực chuyên môn. Bảng mô tả công việc cần ghi rõ quyền hạn của nhân viên, công việc làm xong được báo cáo cho ai. Để người lao động có thể làm tốt công việc của mình thì ngay từ công tác tuyển dụng ban lãnh đạo cần phải chú ý việc tuyển dụng phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng đúng người, đúng việc.

Về thu nhập

Thu nhập là nhân tố có mức tác động lớn thứ hai đến mức độ thỏa mãn của người lao động nhưng đây cũng là nhân tố có mức thỏa mãn thấp nhất. Chính vì thế điều mà công ty cần làm bây giờ là phải làm sao tạo sự công bằng trong phân phối thu nhập giữa các nhân viên có cùng đặc điểm công việc, các nhân viên làm cùng một bộ phận. Công ty cũng cần xem xét tình hình biến động giá cả để có thể điều chỉnh mức lương phù hợp cho người lao động. Bên cạnh đó công ty có thể tham khảo mức lương mà các doanh nghiệp cùng ngành nghề khác trả cho người lao động để từ đó có một mức lương hợp lý hơn.

Chính sách thưởng, phụ cấp cũng cần phải xem xét. Công ty có thể áp dụng các hình thức khen thưởng khác nhau phù hợp với tình hình của công ty như thưởng theo năng suất đạt được, thưởng theo doanh thu, theo quý, năm…

Đồng nghiệp

Đồng nghiệp là nhân tố có mức tác động mạnh thứ ba ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của người lao động. Tuy nhiên trong nghiên cứu nhân tố đồng nghiệp lại có mức thỏa mãn trung bình thấp. Vì thế công ty nên sắp xếp công việc sao cho các nhân viên có thể phối hợp làm việc tốt với nhau, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, dã ngoại nhằm tạo mối quan hệ gắn bó giữa các nhân viên.

Nhân tố lãnh đạo có mức thỏa mãn trung bình thấp hơn mức thỏa mãn chung. Là nhân tố có mức tác động yếu nhất đến sự thỏa mãn. Tuy nhiên lãnh đạo nên quan tâm đến đời sống của nhân viên, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ. Lãnh đạo cũng cần đối xử công bằng giữa các nhân viên cấp dưới của mình cũng như biểu dương kịp thời những đóng góp của họ đối sự phát triển của công ty. Một việc làm cần thiết nữa đó là lãnh đạo có thể giúp đỡ nhân viên của mình khi họ gặp những khó khăn trong công việc.

Về chính sách đào tạo thăng tiến cũng cần được quan tâm hơn, công ty cần có chính sách thăng tiến rõ ràng cũng như có những chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của công ty.

* Tại một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Mức độ thỏa mãn đối với công việc bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi điều kiện kinh tế. Khi nền kinh tế trên đà phát triển, mức độ thỏa mãn với công việc tăng, nhưng khi nền kinh tế đi vào trì trê, suy thoái… mức độ thỏa mãn đối với công việc dường như giảm xuống.

Sự thỏa mãn công việc là thái độ chung của một cá nhân đối với công việc của cá nhân đó. Công việc của một nhân viên ngân hàng không chỉ đơn giản là gặp khách hàng, thuyết phục khách hàng, giao/nhận tiền… mà luôn đòi hỏi sự tương tác với người khác. Sự tuân thủ các qui chế, qui định, chính sách… của ngân hàng đôi khi cũng không được như mong muốn. Điều này nghĩa là sự đánh giá của một nhân viên về sự thoả mãn với công việc của họ là một sự tổng hợp phức tạp của nhiều yếu tố công việc riêng biệt.

Nhân viên ngân hàng có xu hướng thích làm những công việc tạo cho họ cơ hội sử dụng kỹ năng, năng lực, sự tự do và phản đối về công việc không phù hợp. Đòi hỏi sự thông minh ở mức độ khó và mang tính thách thức sẽ làm hài lòng và thỏa mãn công việc. Nhân viên trong các ngân hàng mong muốn thu nhập và chính sách ưu đãi phù hợp với mong muốn của họ theo nhu cầu

công việc, cấp độ kỹ năng, trình độ chuyên môn, năng suất lao động… thì kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)