5. Kết cấu luận văn
2.2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết
2.2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết
Để xác định ảnh hưởng của sự thoả mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại Công ty cổ phần Kim Sơn, từ cơ sở lý thuyết những nghiên cứu đã trình bày ở trên đây, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất gồm một biến phụ thuộc là dự định nghỉ việc của người lao động tại Công ty cổ phần Kim Sơn, và sáu biến độc lập gồm sự thoả mãn về các thành phần công việc là:
1. Thoả mãn về thu nhập
2. Thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến 3. Thoả mãn về lãnh đạo
4. Thoả mãn về đồng nghiệp
5. Thoả mãn về tính chất công việc 6. Thoả mãn về điều kiện làm việc
Năm biến độc lập đầu tiên là: Thoả mãn về thu nhập; Thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến; Thoả mãn về lãnh đạo; Thoả mãn về đồng nghiệp; và Thoả mãn về tính chất công việc được lấy từ mô hình chỉ số mô tả công việc (JDI), mặc dù tên gọi không giống nhau nhưng về nội dung thì khá tương đồng. Biến thoả mãn về điều kiện làm việc được lấy từ mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005).
H1
H2
H3
Thoả mãn về thu nhập
Thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị
Với mô hình nghiên cứu như trên, các giả thuyết được xây dựng khi tiến hành nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Sự thoả mãn về thu nhập của người lao động càng cao thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp. Hay nói cách khác sự thỏa mãn về thu nhập có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc của người lao động.
Giả thuyết H2: Sự thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến của người lao động càng cao thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp. Hay nói cách khác sự thỏa mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc của người lao động.
Giả thuyết H3: Sự thoả mãn về lãnh đạo của người lao động càng cao thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp. Hay nói cách khác sự thỏa mãn về lãnh đạo có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc của người lao động.
Giả thuyết H4: Sự thoả mãn về đồng nghiệp của người lao động càng cao thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp. Hay nói cách khác sự thỏa mãn về đồng nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc của người lao động.
Giả thuyết H5: Sự thoả mãn về tính chất công việc của người lao động càng cao thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp. Hay nói cách khác sự thỏa mãn về tính chất công việc có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc của người lao động.
Giả thuyết H6: Sự thoả mãn về điều kiện làm việc của người lao động càng cao thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp. Hay nói cách khác sự thỏa mãn về điều kiện làm việc có ảnh hưởng ngược chiều đến dự định nghỉ việc của người lao động.