Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 55)

5. Kết cấu luận văn

2.2.5. Xây dựng thang đo

2.2.5.1. Thang đo sự thỏa mãn trong công việc

Từ các nghiên cứu đo lường sự thoả mãn trong công việc bằng mô hình chỉ số miêu tả công việc JDI và mô hình của Trần Kim Dung trước đó, tác giả kết hợp với những tiêu chí đánh giá phù hợp với thực trạng của Công ty cổ phần Kim Sơn, tác giả đưa ra thang đo đánh giá sự thỏa mãn trong công việc bao gồm 6 thành phần thoả mãn công việc với các biến quan sát như sau:

- Thành phần 1: Thoả mãn về thu nhập (ký hiệu: PAY) bao gồm 4 biến

quan sát đo lường mức độ thoả mãn của người lao động về yếu tố thu nhập

Ký hiệu biến Phát biểu

PAY1 Anh/chị thoả mãn với mức thu nhập của mình từ công ty PAY2 Anh/chị hài lòng với cơ chế trả lương trong công ty

PAY3 Anh/chị thấy thu nhập tương xứng với kết quả làm việc của mình

PAY4 Anh/chị hài lòng với tính cạnh tranh về thu nhập của công ty

- Thành phần 2: Thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến (ký hiệu:

PRO) bao gồm 7 biến quan sát đo lường mức độ thoả mãn của người lao động về yếu tố đào tạo và cơ hội thăng tiến

Ký hiệu biến Phát biểu

PRO2 Anh/chị hài lòng vì thường xuyên được nâng cao trình độ PRO3 Anh/chị được hỗ trợ kinh phí, thời gian để tham gia các

chương trình đào tạo

PRO4 Anh/chị hài lòng với chất lượng của các chương trình đào tạo của công ty

PRO5 Anh/chị thoả mãn vì có nhiều cơ hội phát triển cá nhân PRO6 Anh/chị hài lòng với cơ hội thăng tiến trong công ty

PRO7 Anh/chị thoả mãn với tính công bằng trong chính sách thăng tiến của công ty

- Thành phần 3: Thoả mãn về lãnh đạo (ký hiệu: SUP) bao gồm 7 biến

quan sát đo lường mức độ thoả mãn của người lao động về yếu tố lãnh đạo.

Ký hiệu biến Phát biểu

SUP1 Anh/chị thoả mãn về sự gương mẫu của lãnh đạo SUP2 Anh/chị hài lòng về năng lực của lãnh đạo

SUP3 Anh/chị thấy tin tưởng ở ban lãnh đạo công ty

SUP4 Anh/chị thoả mãn về sự hỗ trợ của lãnh đạo khi cần thiết SUP5 Anh/chị hài lòng về phong cách lãnh đạo

SUP6 Anh/chị hài lòng vì được lãnh đạo tôn trọng và tin cậy trong công việc

SUP7 Anh/chị hài lòng vì lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt - Thành phần 4: Thoả mãn về đồng nghiệp (ký hiệu: COW) bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ thoả mãn của người lao động về yếu tố đồng nghiệp.

Ký hiệu biến Phát biểu

COW2 Anh/chị hài lòng về sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp COW3 Anh/chị được đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết COW4 Anh/chị cảm thấy đồng nghiệp đáng tin cậy

- Thành phần 5: Thoả mãn về tính chất công việc (ký hiệu: WORK)

bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ thoả mãn của người lao động về yếu tố tính chất công việc.

Ký hiệu biến Phát biểu

WORK1 Anh/chị thoả mãn vì công việc cho phép anh/chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân

WORK2 Anh/chị hài lòng vì công việc đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo WORK3 Công việc của anh/chị việc có nhiều thách thức, thú vị WORK4 Anh/chị yêu thích công việc đang làm

- Thành phần 6: Thoả mãn về điều kiện làm việc (ký hiệu: INV) bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ thoả mãn của người lao động về yếu tố điều kiện làm việc

Ký hiệu biến Phát biểu

INV1 Anh/chị hài lòng về tính đầy đủ, hiện đại của cơ sở vật chất INV2 Anh/chị thoả mãn về thời gian làm việc hiện tại

INV3 Anh/chị hài lòng về tính an toàn và tiện nghi ở nơi làm việc INV4 Anh/chị thoả mãn về tính đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn của

phương tiện và dụng cụ làm việc

2.2.5.2. Thang đo dự định nghỉ việc

Thang đo dự định nghỉ việc, ký hiệu là QUIT, bao gồm 4 biến quan sát

Ký hiệu biến Phát biểu

QUIT2 Anh/chị đã có suy nghĩ sẽ rời bỏ công việc hiện tại QUIT3 Anh/chị không có dự định gắn bó với công ty lâu dài

QUIT4 Anh/chị sẽ nghỉ việc ở công ty khi kiếm được việc làm khác tốt hơn.

2.2.5.3. Chỉ tiêu đánh giá sự thoả mãn trong công việc của người lao động tại Công ty cổ phần Kim Sơn

Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc để đánh giá sự thoả mãn trong công việc của người lao động. Nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu đánh giá sự thoả mãn trong công việc của người lao động như sau:

- Nếu giá trị trung bình về thoả mãn thành phần công việc đạt từ 1,0 đến 1,8 là Rất kém, có nghĩa người lao động cảm thấy rất không thoả mãn về thành phần công việc đó.

- Nếu giá trị trung bình về thoả mãn thành phần công việc đạt từ 1,8 đến 2,6 là Kém, có nghĩa người lao động cảm thấy không thoả mãn về thành phần công việc đó.

- Nếu giá trị trung bình về thoả mãn thành phần công việc đạt từ 2,6 đến 3,4 là Trung bình, có nghĩa người lao động cảm thấy chưa thực sự thoả mãn về thành phần công việc đó.

- Nếu giá trị trung bình về thoả mãn thành phần công việc đạt từ 3,4 đến 4,2 là Khá, có nghĩa người lao động cảm thấy có sự thoả mãn về thành phần công việc đó.

- Nếu giá trị trung bình về thoả mãn thành phần công việc đạt từ 4,2 đến 5,0 là Tốt, có nghĩa người lao động cảm thấy rất thoả mãn về thành phần công việc đó.

2.2.5.4. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng nghỉ việc của người lao động tại Công ty cổ phần Kim Sơn

- Quy mô lao động trong giai đoạn 2013-2015.

- Số lượng lao động nghỉ việc trong giai đoạn 2013-2015. - Đặc điểm lao động nghỉ việc trong giai đoạn 2013-2015.

Chương 3

THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC ĐẾN DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC

CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM SƠN 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Kim Sơn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kim Sơn

Công ty cổ phần Kim Sơn là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, giấy phép kinh doanh số 4600364172 cấp ngày 23/11/2004, Công ty hoạt động đa ngành nghề nhưng được biết đến trên lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản là chính, có trụ sở đặt tại tổ 15 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên và các chi nhánh Mỏ sắt cây thị, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên và chi nhánh Mỏ than Minh Tiến, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004. Trong suốt quá trình hoạt động, không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty phải vượt qua từ những ngày tháng khởi nghiệp, đổi lại đến nay công ty đã khẳng định được uy tín, vị thế, thương hiệu của mình trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản và vận tải. Để tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sự phát triển không ngừng của đất nước, Công ty đã xây dựng chiến lược cho riêng mình, trong đó trọng tâm là đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên; Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị thi công hiện đại, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đổi mới biện pháp thi công theo hướng hiện đại và tiên tiến. Qua đó, đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều kiện mới.

Với hơn 10 năm hoạt động cũng là một quá trình Công ty cổ phần Kim Sơn không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, lực lượng lao động, hiện nay Công ty có trên 230 cán bộ, công nhân viên, trong đó có nhiều kỹ sư, công

nhân kỹ thuật có tay nghề cao, doanh số thu năm 2015 đạt trên 39 tỉ đồng, đảm bảo thu nhập bình quân của người lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng.

Với đội ngũ kỹ sư và người lao động được đào tạo chuyên sâu, chuyên trách từng khâu hoạt động, Công ty cổ phần Kim Sơn mong muốn đem đến cho khách hàng sự hài lòng, tin tưởng, thương mại đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

3.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Kim Sơn

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua những báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ Công ty và nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định.

Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng, hàng tháng đều có sự đánh giá và báo cáo lên Ban giám đốc.

Tổng giám đốc: là người đứng đầu của Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, vốn, phân phối tiền lương lao động, tiền thưởng và các chế độ chính sách với Nhà nước và công nhân viên.

Phó tổng giám đốc thường trực và Phó tổng giám đốc kỹ thuật: tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Mỗi phó tổng giám đốc phụ trách một lĩnh vực, phó tổng giám đốc ra chỉ thị cho các phòng ban theo giới hạn về quyền của mình.

* Các phòng ban trong Công ty:

- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công các kế toán, thống kê kinh tế và hoạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế quản lý mới.

- Phòng tổ chức hành chính: Chức năng quản lý, tổ chức, đào tạo lao động, pháp chế, tiền lương và các chế độ chính sách đối với người lao động nhằm phục vụ sản xuất kinh doah đạt hiệu quả cao nhất. Đề xuất với Giám đốc về lĩnh vực tổ chức kết cấu bộ máy làm việc và bố trí nhân sự trong Công ty, đảm bảo đúng người đúng việc.

- Phòng kỹ thuật: Quản lý chuyên sâu về cả kỹ thuật mỏ và kỹ thuật sản xuất, chỉ đạo công tác nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các xưởng mỏ và khai thác, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. Lập kế hoạch khai thác, sửa chữa thiết bị, lập đơn hàng vật tư để phục vụ cho việc khai thác. Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty về các tiến bộ khoa học, xây dựng các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan về lĩnh vực công nghệ phân tích hoá, lý xác định các thành phần hoá học có trong nguyên liệu để tính toán phối liệu nhằm đáp ứng theo yêu cầu sản xuất đề ra.

- Phòng kinh doanh: Thực hiện các công tác liên quan đến tiêu thụ, bán sản phẩm, dịch vụ do Công ty sản xuất, có trách nhiệm chính trong việc giúp Giám

đốc Công ty hoạch định chính sách tiêu thụ và cung ứng cho các nhà phân phối. Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với các nhà phân phối, các đại diện tiêu thụ, tiếp thị, thu nhận thông tin, dự báo khả năng và năng lực thị trường qua từng thời gian kế hoạch nhằm tiêu thụ sản phẩm cao nhất và mở rộng thị trường.

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty cổ phần Kim Sơn

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

3.1.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kim Sơn

Trong những năm gần đây, trong bối cảnh chung của nền kinh tế nước nhà, ngành khai thác và kinh doanh khoáng sản cũng gặp không ít khó khăn. Công ty cổ phần Kim Sơn với lĩnh vực hoạt động chính là khai thác và kinh doanh khoáng sản cũng đã mở rộng quy mô sản xuất với nhiều hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ khác như vận tải, công trình xây dựng…tuy nhiên

Phó tổng giám đốc thường trực Phó tổng giám đốc kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Tổng giám đốc Ban kiểm soát

tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa thực sự ổn định và đối mặt với nhiều thách thức khó khăn và sự tăng trưởng chậm.

Bảng 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kim Sơn giai đoạn 2013-2015

(ĐVT: VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu 12.616.794.906 33.002.659.808 39.812.269.755

Giá vốn hàng bán 11.860.146.868 35.488.601.622 30.884.992.509

Lợi nhuận gộp 756.648.038 (2.485.941.814) 8.927.277.246

Chi phí tài chính 419.028.921 2.104.296.001 4.158.845.134 Chi phí quản lý 1.315.262.406 2.480.767.676 3.984.617.672 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh (948.793.024) (6.334.954.737) 705.033.656

Lợi nhuận khác 5.057.991 829.232.550 125.578.100

Tổng lợi nhuận trước thuế (943.735.033) (5.505.722.187) 830.611.756 Tổng lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp (943.735.033) (5.606.647.507) 830.611.756

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng thống kê báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ta nhận thấy rằng mặc dù doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh qua các năm, doanh thu năm 2014 tăng gấp 2,6 lần doanh thu năm 2013, doanh thu năm 2015 tăng 20,63% so với năm 2014, tuy nhiên tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp không cao (thậm chí âm) là do giá vốn hàng bán và các chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao. Đây cũng chính là một trong những khó khăn của Công ty trong giai đoạn này.

Số lượng lao động của Công ty cổ phần Kim Sơn trong nhưng năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt, thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Quy mô lao động giai đoạn 2013-2015

(ĐVT: người)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lao động 264 255 243 Giới tính Nam 192 185 173 Nữ 72 70 70 Học vấn Phổ thông 27 27 25 Trường nghề 37 35 32 Trung cấp 67 62 59 Cao đẳng 67 65 61 Đại học 66 66 66 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Mặc dù hàng năm công ty vẫn có những đợt tuyển dụng bổ sung nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)