Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 74 - 77)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

3.2.3.1. Kiểm định thang đo đo lường sự thoả mãn trong công việc bằng EFA

Thành phần thang đo sự thỏa mãn trong công việc của người lao động được đo bằng 30 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, thì 28 biến đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 3) cho thấy hệ số KMO bằng 0,756 (lớn hơn 0,5), giá trị kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig. = 0,000 nhỏ hơn 0,05) cho thấy phân tích nhân tố khám phá EFA rất thích hợp.

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhân tố từ 28 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 63,193% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng Rotated Component Matrix (Phụ lục 3), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,4 là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, có biến COW1 có hệ số tải lên hai nhân tố lần lượt là 0,522 và 0,583 ta tiến hành loại biến COW1 vì biến có trọng số không đạt độ phân biệt cao giữa các nhân tố, cụ thể là nhỏ hơn 0,3. Biến này thuộc thành phần “Thoả mãn về đồng nghiệp”. Và biến PRO5 cũng bị loại do chỉ đứng một mình, không thuộc nhân

tố nào (Trong nghiên cứu không tồn tại nhân tố chỉ gồm 1 biến quan sát, ít nhất phải từ 2 biến quan sát trở lên mới hình thành nhân tố), biến PRO5 thuộc thành phần “Thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến”.

Sau khi loại biến không đạt yêu cầu trong thành phần thỏa mãn với công việc còn 26 biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 (phụ lục 3) cho thấy hệ số KMO bằng 0,764 (lớn hơn 0,5); tổng phương sai trích dựa trên 6 nhân tố có Eigenvanlues lớn hơn 1 là bằng 61,068% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.

Bảng 3.9. Phân tích EFA cho thang đo sự thoả mãn trong công việc lần 2 Ma trận xoay Nhân tố 1 2 3 4 5 6 SUP7 0,792 SUP5 0,789 SUP2 0,778 SUP3 0,739 SUP4 0,730 SUP6 0,563 PRO6 0,793 PRO1 0,785 PRO4 0,738 PRO2 0,736 PRO3 0,716 WORK2 0,840 WORK1 0,828 WORK3 0,810 WORK4 0,798 PAY4 0,811 PAY1 0,810 PAY3 0,810 PAY2 0,773 INV3 0,775 INV1 0,765

INV2 0,724

INV4 0,708

COW3 0,829

COW4 0,779

COW2 0,742

Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá

3.2.3.2. Kiểm định thang đo đo lường dự định nghỉ việc bằng EFA

Thang đo Dự định nghỉ việc của người lao động được đo bằng 4 biến quan sát. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett (phụ lục 3) trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO là bằng 0,750 (lớn hơn 0,5), giá trị kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp.

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân tố từ 4 biến quan sát và với phương sai trích là 56,379% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng Component Matrix (phụ lục 3) các biến có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 (thấp nhất là 0,703). Vì vậy cả 4 chỉ báo này đều được giữ lại cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 3.10. Phân tích EFA cho thang đo dự định nghỉ việc

Nhân tố 1

QUIT3 0,815

QUIT2 0,763

QUIT4 0,703

Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)