Nhóm giải pháp cho yếu tố thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 99 - 101)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp cho yếu tố thu nhập

Thu nhập giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người lao động trong Công ty, vì vậy để nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc nhằm giảm dự định nghỉ việc cho người lao động các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng một chính sách tiền lương công bằng và hợp lý. Để làm được điều này, trước tiên Công ty cần có những biện pháp cải tiến hệ thống lương cho phù hợp để hướng đến mục tiêu công bằng và cạnh tranh. Tiền lương phải công bằng và cạnh tranh mới thu hút người lao động ở lại làm việc với tổ chức. Một số giải pháp đề nghị dùng để cải tiến hệ thống tiền lương của Công ty:

- Thực hiện phân tích và mô tả công việc

- Phân hạng các nhóm chức danh, thiết kế lại thang bảng lương, phản ánh đúng trách nhiệm và mức độ phức tạp công việc, đảm bảo tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp.

- Xây dựng và cải tiến cơ chế đánh giá thành tích người lao động trên cơ sở lựa chọn phương pháp tiếp cận thích hợp (theo mục tiêu công việc hay theo năng lực). Với bản mô tả công việc, mục tiêu công việc rõ ràng, thành tích của mỗi nhân viên được theo dõi, đánh giá toàn diện không chỉ ở kết

quả công việc hoàn thành mà còn ở năng lực, hành vi và thái độ trong quá trình làm việc.

Trong tình hình kinh tế khó khăn, Công ty cổ phần Kim Sơn cần chú trọng hướng giải pháp đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động bằng cách:

- Linh hoạt đổi mới công tác điều hành sản xuất theo hướng bám sát thực tế, điều hành theo kế hoạch ngày, tuần, tháo gỡ kịp thời các ách tắc khó khăn ngay tại công trường sản xuất; tiết giảm chi phí hợp lý; sắp xếp bố trí lại nhân lực; tập trung đầu tư công nghệ nâng cao năng suất, giảm giá thành…

- Nhằm tiết giảm tối đa chi phí, Công ty tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp giao, quản lý định mức khoán và quản lý chi phí trong đơn vị theo hướng nâng cao tính tự chủ của các phân xưởng; quản lý chặt chẽ việc thực hiện các định mức khoán ở các đơn vị; nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình mỏ; có các chế tài nghiêm khắc đối với những tập thể, cá nhân vì thiếu trách nhiệm hoặc quản lý yếu kém gây thất thoát, lãng phí dẫn đến vượt định mức khoán; đồng thời thực hiện chế độ khuyến khích đối với các đơn vị, cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao, có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm chi phí sản xuất.

- Khoán cả quỹ lương đối với bộ máy quản lý, phòng ban, các đơn vị không làm ra sản phẩm. Các đơn vị phải giao khoán tiền lương cho từng phòng ban, phân xưởng trên cơ sở định biên lao động từng đơn vị, nếu tiết kiệm được lao động thì được hưởng nguyên tổng tiền lương khoán. Đối với các đơn vị sản xuất chính làm ra sản phẩm đơn vị xây dựng hệ thống định mức lao động phù hợp với điều kiện thực tế để các đơn vị phát huy hết khả năng đạt năng suất lao động cao nhất.

- Xây dựng cơ chế trả lương theo vị trí công việc và gắn với năng suất, chất lượng công việc, không phân phối tiền lương dàn trải làm mất động lực

lao động; Thực hiện lộ trình tăng lương, tiến tới tiền lương của người lao động có thể đảm bảo không những nuôi được bản thân mà còn nuôi được vợ, con ăn học, có tích lũy để xây nhà riêng….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)