Kiểm định sự khác biệt theo đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 84 - 88)

5. Kết cấu luận văn

3.2.5. Kiểm định sự khác biệt theo đối tượng điều tra

Như đã đề cập trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của sự thoả mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại Công ty cổ phần Kim Sơn, giữa các nhóm đặc điểm người lao động như giới tính, trình độ học vấn có sự khác biệt giữa các nhóm với nhau hay không ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của người lao động tác giả sử dụng các kỹ thuật kiểm định về trị trung bình của 2 tổng thể - mẫu độc lập (Independent-Sample T-test) và kiểm định phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) để làm rõ vấn đề này.

3.2.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene).

_ _ _ _ _ _ Thoả mãn về thu nhập

Thoả mãn về đào tạo và cơ hội thăng tiến

Thoả mãn về lãnh đạo

Thoả mãn về đồng nghiệp

Thoả mãn về tính chất công việc

Thoả mãn về điều kiện làm việc

Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene < 0,05 thì phương sai của 2 tổng thể khác nhau.

Nếu Sig. trong kiểm định Levene ≥ 0,05 thì phương sai của 2 tổng thể bằng nhau.

Bảng 3.16. Kết quả Independent Samples T-Test thống kê nhóm theo giới tính

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

QUIT Nữ 69 3,3949 0,35461 0,04269

Nam 170 3,4985 0,37733 0,02894

Nguồn: Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test

Nhìn vào kết quả so sánh dự định nghỉ việc của người lao động theo giới tính trong bảng 3.17 (xem thêm phụ lục 7) ta thấy giá trị Sig. trong kiểm định Levene là 0,343 > 0,05 do đó phương sai của hai nhóm người lao động là nam và nữ bằng nhau. Ta xét tiếp giả định phương sai bằng nhau trong kiểm định T-test có mức ý nghĩa bằng 0,052 (lớn hơn 0,05) chứng tỏ không có sự khác nhau về dự định nghỉ việc giữa người lao động nam và nữ.

Bảng 3.17. Kết quả so sánh dự định nghỉ việc theo giới tính

Kiểm định Levene về sự bằng nhau của

phương sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung bình (T-test)

F Sig. t Df Sig. (2- tailed) Khác biệt trung bình Khác biệt độ lệch chuẩn Độ tin cậy 95% Thấp hơn Cao hơn

sai bằng nhau - Giả định phương sai khác nhau

-2,009 133,517 0,047 -0,10360 0,05157 -0,20561 -0,00159

Nguồn: Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test 3.2.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn

Để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau của người lao động tác giả sử dụng kiểm định ANOVA, theo đó nếu giá trị sig ở bảng này > 0,05 kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính, còn nếu sig ở bảng này < = 0,05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính. Khi có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính với định lượng thì tiếp tục theo dõi giá trị Trung bình ở bảng Thống kê mô tả và kết luận: Nếu nhóm nào có giá trị Trung bình cao hơn thì kết luận nhóm đó tác động nhiều hơn với biến định lượng.

Bảng 3.18. Kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Dự định nghỉ việc

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

0,252 4 234 0,908

Nguồn: Kết quả kiểm địnhOne -Way ANOVA

Nhìn vào bảng 3.18 ta thấy kiểm định Levene có Sig. là 0,908 lớn hơn 0,05 do đó nhận xét rằng phương sai giữa các nhóm biến định tính là đồng nhất, đủ điều kiện để tiếp tục phân tích ANOVA.

Bảng 3.19. Kết quả One -Way ANOVA so sánh dự định nghỉ việc theo học vấn Dự định nghỉ việc Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.

Giữa các nhóm 2,244 4 0,561 4,249 0,002

Trong cùng nhóm 30,895 234 0,132

Tổng 33,140 238

Nguồn: Kết quả kiểm định One -Way ANOVA

Bảng 3.19 cho thấy rằng giữa các nhóm trình độ học vấn có mức ý nghĩa là 0,002 (nhỏ hơn 0,05) nên ta kết luận rằng có sự khác biệt giữa các nhóm người lao động có trình độ học vấn khác nhau về dự định nghỉ việc.

Bảng 3.20. Bảng mô tả sự khác biệt về dự định nghỉ việc theo học vấn

N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Độ tin cậy 95% Nhỏ nhất Lớn nhất Cận dưới Cận trên Phổ thông 25 3,7000 0,38188 0,07638 3,5424 3,8576 3,00 4,00 Trường nghề 30 3,5167 0,35920 0,06558 3,3825 3,6508 3,00 4,00 Trung cấp 60 3,4708 0,37420 0,04831 3,3742 3,5675 3,00 4,00 Cao đẳng 58 3,4698 0,33468 0,04395 3,3818 3,5578 3,00 4,00 Đại học 66 3,3561 0,37226 0,04582 3,2645 3,4476 3,00 4,00 Tổng 239 3,4686 0,37315 0,02414 3,4211 3,5162 3,00 4,00

Nguồn: Kết quả kiểm định One -Way ANOVA

Theo kết quả mô tả trong bảng 3.20 ta nhận thấy người lao động có trình độ học vấn càng cao lại càng ít có dự định nghỉ việc, cụ thể đối tượng người

lao động có trình độ phổ thông có dự định nghỉ việc cao nhất (Vì trung bình = 3,7000 là lớn nhất), tiếp đến lần lượt là trình độ trường nghề (trung bình = 3,5167), trình độ trung cấp (trung bình = 3,4708), trình độ cao đẳng (trung bình = 3,4698) và có dự định nghỉ việc thấp nhất là trình độ đại học (trung bình = 3,3561).

Hình 3.3. Đồ thị so sánh dự định nghỉ việc giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sự thỏa mãn trong công việc đến dự định nghỉ việc của người lao động tại công ty cổ phần kim sơn​ (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)