6. Cấu trúc của luận án
2.1.2. Các hoạt động thơ của lực lượng sáng tác
Khi nói đến lực lƣợng sáng tác của một giai đoạn thơ, không thể không đề cập đến cách thức sinh hoạt thơ của họ. Môi trƣờng sinh hoạt thơ hiện nay đƣợc mở rộng, đa dạng, sinh động và dân chủ hơn rất nhiều so với trƣớc. Các hình thức sinh hoạt thơ cũ nhƣ tổ chức các trại sáng tác, các cuộc thi thơ của một số tờ báo uy tín nhƣ Văn nghệ, các hội thảo văn học, hay giải thƣởng thơ hàng năm của Hội Nhà văn vẫn đƣợc duy trì. Bên cạnh đó, sự ra đời một số giải thƣởng tƣ nhân nhƣ Lá trầu, Bách Việt (tuy không tồn tại đƣợc lâu dài) nhằm tôn vinh những sáng tạo mới cũng tạo động lực cho sáng tác thơ, đặc biệt là thơ cách tân. Bàn tròn văn chương là hình thức sinh hoạt văn học dân chủ rộ lên trong những năm gần đây thu hút đƣợc nhiều nhà văn, nhà thơ (cả trong và ngoài Hội Nhà văn Việt Nam, có tên tuổi hay chƣa tên tuổi), nhà nghiên cứu, nhà báo trong toàn quốc. Ở đây không có sự phân biệt xu hƣớng sáng tác, miễn các thành viên đều đọc tác phẩm của nhau và tuân thủ một số quy ƣớc của Bàn tròn văn chƣơng. Các cuộc tranh luận trong Bàn tròn văn chương không tranh thắng-thua, hơn-kém, không nhất thiết đi đến nhất trí, mà cốt để những ngƣời sáng tạo có thể hiểu nhau, từ đó học cách chấp nhận cái giống/khác mình; để các quan điểm, các hệ mỹ học văn chƣơng cùng tồn tại, cạnh tranh lành mạnh và sòng phẳng, từng bƣớc thuyết phục ngƣời đọc trở lại với văn chƣơng hay hứng thú với văn chƣơng. Bắt đầu từ năm 2003, Ngày thơ Việt Nam đƣợc tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch hàng năm để tôn vinh thành tựu thơ ca. Đây cũng là nơi giao lƣu gặp gỡ giữa các nhà thơ, nhà thơ với độc giả, là sân chơi để nhà thơ quảng bá hoặc trình diễn tác phẩm của mình.
Nhƣng yếu tố làm thay đổi căn bản cách thức sinh hoạt thơ trong những năm đầu thế kỷ XXI đó chính là Internet. Internet với khả năng cho phép tiếp cận với kho tri thức phong phú của nhân loại, khả năng tƣơng tác rộng lớn và ngay lập lức đã tác động to lớn đến nhận thức và sáng tác của ngƣời làm thơ hiện nay (trừ một bộ phận nhà thơ thuộc thế hệ 4X trở về trƣớc do tuổi tác và hạn chế hiểu biết về công nghệ mà ít chịu ảnh hƣởng từ môi trƣờng mạng).
Trƣớc hết, môi trƣờng mạng đã đem đến cho ngƣời viết một không gian sáng tạo và quảng bá tác phẩm mới. Nhiều nhà thơ đã tận dụng tính chất tự do, tính
chất không bị chi phối bởi sự kiểm duyệt để triển khai những thực hành nghệ thuật của mình trên cả hai phƣơng diện tƣ tƣởng và thi pháp. Qua một số trang web văn học nhƣ tanhinhthuc.org, lucbat.com, hoặc các blog chuyên về hậu hiện đại trên nền tảng blog.yahoo.com, một số khuynh hƣớng, trào lƣu văn học Việt Nam đang dần hình thành và đƣợc cổ vũ bởi các trang mạng. Một số khuynh hƣớng, trào lƣu mới có tính chất cách tân quyết liệt nền văn học nƣớc nhà nhƣ thơ tân hình thức, thơ đọc, thơ kể, thơ trình diễn, thơ hậu hiện đại. Một số khuynh hƣớng, trào lƣu khác lại ra sức phục hƣng và nhuận sắc cách tân cho các thể thơ truyền thống nhƣ thơ lục bát. Do đó, tuy còn nhiều hạn chế, nhƣng việc xuất hiện và thu hút sự chú ý của những trang web, blog chuyên biệt có vai trò lập ngôn, cổ vũ cho từng khuynh hƣớng, trào lƣu, thể loại văn học cụ thể đã mang ý nghĩa thúc đẩy văn học Việt Nam đƣơng đại phát triển cả trên phƣơng diện cách tân và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng phải nói rằng, những cách tân cực đoan nhất xuất hiện từ môi trƣờng mạng. Nếu không có môi trƣờng mạng thì không thể xuất hiện những bài thơ thách thức công chúng nhƣ của nhóm Mở Miệng, Ngựa Trời, những cuộc nổi loạn ngôn từ của Đinh Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh; loại thơ thị giác của Trần Nguyễn Anh… từ đó dấy lên những tranh luận không dứt thế nào là thơ, thế nào là phi thơ; đâu là giới hạn thẩm mỹ của thơ ca. Internet cũng là chiếc cầu nối giữa thơ trong nƣớc và thơ Việt ở hải ngoại, điều mà trƣớc đây rất khó và rất hiếm. Nhờ có Internet mà Tân hình thức, một trào lƣu thơ đƣợc khởi xƣớng ở hải ngoại đã nhanh chóng thâm nhập vào Việt Nam và lôi kéo đƣợc không ít các nhà thơ trong nƣớc hào hứng tham gia. Cũng nhƣ vậy, nhiều sáng tác của tác giả Việt kiều đƣợc nhiều bạn đọc trong nƣớc biết đến cũng nhƣ nhiều nhà thơ trong nƣớc truyền bá đƣợc tác phẩm ra nƣớc ngoài.
Qua mạng Internet, đặc biệt là qua các web nghiên cứu văn học nhƣ lyluanvanhoc.com, phebinhvanhoc.com.vn, vienvanhoc.org.vn,… trang web của một số tạp chí tapchisonghuong.com.vn, vanhoanghean.vn… hoặc một số trang web và blog cá nhân của các nhà nghiên cứu văn học có uy tín nhƣ Phạm Xuân Thạch, Trần Ngọc Hiếu, Cao Việt Dũng, Hoàng Phong Tuấn… ngƣời làm thơ, làm văn, ngƣời phê bình đã đƣợc cập nhật các lý thuyết nghiên cứu văn học mới, đƣợc đối
thoại, tranh luận về các lý thuyết văn học này tạo ra một không khí học thuật dân chủ. Điều này có tác động rất lớn đến sáng tác thơ đƣơng đại, bằng chứng là có thể nhận thấy ảnh hƣởng của nhiều trào lƣu, khuynh hƣớng thơ trên thế giới nhƣ Tƣợng trƣng, Siêu thực, Biểu hiện, Hậu hiện đại, thơ Ngôn ngữ, Tân hình thức, Cổ điển tự nhiên,… trong sáng tác của các nhà thơ hiện nay.
Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt những blog văn học, những trang web văn học cá nhân đã tạo ra không khí sôi nổi cho văn học nói chung và thơ nói riêng. Blog và web cá nhân của một số nhà thơ nổi tiếng nhƣ Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Nguyễn Trọng Tạo, Mai Văn Phấn… đã có một ảnh hƣởng quan trọng đến đời sống văn học Việt Nam. Đây không chỉ là nơi giới thiệu những sáng tác mới nhất, hoặc lƣu trữ đầy đủ nhất những tác phẩm của một tác giả, mà còn là một tờ báo văn chƣơng tƣ nhân của nhà thơ, trong đó nhà thơ đăng tải lại mọi tin tức văn nghệ hoặc những sáng tác, công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Quan trọng hơn, các nhà thơ, nhà văn này dùng blog và web cá nhân nhằm lập ngôn văn chƣơng, thể hiện quan điểm nghệ thuật của chính mình, cũng nhƣ bày tỏ cảm quan, thái độ của mình trƣớc những vấn đề của văn học nói riêng và xã hội nói chung, qua đó cho thấy trách nhiệm xã hội của nhà thơ.
Internet cũng tạo ra một cuộc cách mạng trong vấn đề tƣơng tác giữa tác giả và độc giả. Chỉ cần nhà thơ post bài lên mạng Internet là ngay lập tức bạn đọc đã có thể tiếp cận với tác phẩm. Những phản hồi từ bạn đọc dù là khen hay chê cũng ngay lập tức đến đƣợc với nhà thơ. Điều này là không thể với cách xuất bản sách truyền thống. Nhiều tác giả đƣa tác phẩm lên mạng để khảo sát thái độ đón nhận của độc giả, sau đó mới in thành sách mà Nguyễn Phong Việt là một trƣờng hợp tiêu biểu. Các sáng tác của nhà thơ này thƣờng đƣa lên mạng xã hội Facebook, đƣợc cộng đồng mạng đón nhận nhiệt tình và lan truyền rộng rãi, sau đó mới tập hợp lại in thành sách và bán đƣợc số lƣợng bản đáng mơ ƣớc (trong khi tình hình chung là thơ đang rất ế ẩm). Tuy nhiên, mạng Internet không phải lúc nào cũng là môi trƣờng lý tƣởng để ngƣời làm thơ tự do thể nghiệm sáng tạo của mình. Lƣợng thông tin trên mạng là rất lớn, các thông tin bị trôi rất nhanh. Nếu tác phẩm không đủ hay cũng nhƣ sự độc đáo để níu chân độc giả thì rất dễ bị chìm vào biển thông tin của
Internet. Thứ nữa, môi trƣờng mạng là môi trƣờng tự do thể nghiệm, những thể nghiệm hay thì ít mà dở thì lại nhiều, do đó làm khó các nhà phê bình khi thực hiện công việc đãi cát tìm vàng, bởi họ đọc không xuể, dễ bị mất phƣơng hƣớng trong biển thông tin mịt mù. Đấy là chƣa kể đến việc môi trƣờng mạng dễ nảy sinh tình trạng đạo văn, ăn cắp ý tƣởng, giá trị sáng tạo của ngƣời nghệ sỹ không đƣợc coi trọng.
Đội ngũ ngƣời làm thơ đông đảo và cách thức sinh hoạt thơ đa đạng, phong phú, dân chủ là động lực cho sự phát triển của thơ, nhƣng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc xác định đâu mới là những sáng tạo giá trị, đâu mới là hƣớng đi đúng cho thơ Việt hiện nay.