Sự vận động và đổi mới quan niệm nghệ thuật về thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 56 - 65)

6. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Sự vận động và đổi mới quan niệm nghệ thuật về thơ

Thuật ngữ “quan niệm nghệ thuật về thơ” chúng tôi sử dụng ở đây có nội hàm gần gũi với thuật ngữ “quan điểm sáng tác” hơn là thuật ngữ “quan niệm nghệ thuật” của thi pháp học. Quan niệm nghệ thuật về thơ chính là chỗ đứng, điểm nhìn để nhà thơ sáng tác, thể hiện qua các khía cạnh nhƣ: quan niệm của ngƣời sáng tác về chức năng, vai trò của thơ; quan niệm về vị trí, tầm vóc của nhà thơ trong xã hội và trong sáng tạo nghệ thuật; quan niệm về mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng,… Quan niệm nghệ thuật về thơ chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của ngƣời viết, từ lựa chọn đề tài, hình tƣợng, lựa chọn lối viết, các hình thức nghệ thụât.... Do đó, để có cái nhìn khái quát về diện mạo cũng nhƣ tìm hiểu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của một giai đoạn thơ, không thể không tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của những ngƣời sáng tác thuộc giai đoạn này.

Từ cuối thế kỷ trƣớc, quan niệm thơ đã có nhiều thay đổi so với thơ kháng chiến. Nếu trƣớc đó, thơ là vũ khí, thơ mang những sứ mệnh cao cả, thơ là ngôi đền thiêng, thì sau chiến tranh, đặc biệt là từ thời kì Đổi mới, các nhà thơ đã nhận thức lại về những giới hạn và tiềm năng của thơ ca: “Theo họ, đừng khoác cho thơ những sứ mệnh, những trách nhiệm lớn lao, đừng quá kì vọng vào khả năng của thơ. Thi sĩ cũng chỉ là ngƣời trần mắt thịt nhƣ bao nhiêu ngƣời khác, đừng ảo tƣởng về năng

lực của thơ và nhà thơ” [195; tr 20]. Sự thay đổi quan niệm đó dẫn đến sự nhận thức lại quan hệ giữa thơ và hiện thực. Hiện thực trong thơ không chỉ là hiện thực đƣợc chọn lọc mà phải là một hiện thực toàn diện, cả mặt sáng lẫn mặt tối “Nay hiện thực đƣợc phản ánh không phải chỉ ở bề mặt mà còn ở bề sau, bề sâu, bề xa, ở những góc khuất, thậm chí những xó tối… Hiện thực đƣợc phản ánh nhƣ nó đang có, vốn có” [195, tr.22], “Với quan niệm nhƣ vậy, sau năm 1975 đã hình thành một dòng thơ thế sự với cảm hứng sự thật” [6, tr. 33]. Quan niệm thơ thay đổi tất yếu dẫn đến quan niệm về nhà thơ cũng thay đổi. Nhà thơ chống Mỹ hiện lên với vóc dáng hào hùng sử thi, mang trong mình sứ mệnh cao cả cải tạo xã hội “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy” (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên); “Chào 61! đỉnh cao muôn trƣợng Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hƣớng/ Trông lại nghìn xƣa, trông tới mai sau/ Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!” (Bài ca mùa xuân 1961

– Tố Hữu). Nhà thơ thời hậu chiến, đặc biệt thời Đổi mới coi mình là một con ngƣời bình thƣờng nhƣ bao nhiêu ngƣời bình thƣờng khác “Tôi chỉ là nhà thơ cƣỡi trâu”

Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh - Chế Lan Viên); thậm chí chỉ nhƣ cỏ dại “những mong có ích cho ngƣời/ dẫu làm thân cỏ dập vùi sá chi” (Cỏ dại - Nguyễn Duy).

Vậy sự vận động của quan niệm thơ đầu thế kỉ XXI nhƣ thế nào?

Nhìn một cách tổng quát, quan niệm thơ đầu thế kỷ XXI đa dạng, thậm chí có lúc đối lập. Quan niệm thơ truyền thống rằng thơ là địa hạt của cảm xúc, cái đẹp cái cao cả vẫn đƣợc một bộ phận không nhỏ nhà thơ tâm niệm, có thể liệt kê ra đây một vài ví dụ: Thơ hay phải xuất phát từ sự thăng hoa cảm xúc, thơ ra đời trong giây phút xuất thần của ngƣời nghệ sĩ: “Khát vọng tức tƣởi/ Máu xông từ đầu mắt tay/ Khi đỉnh điểm thái dƣơng loe lóe/ những con chữ bỗng nhiên hiển linh/ Và nắng đƣợc tẩm liệm trong suốt.” (Những con chữ nhảy lò cò - Lê Hƣng Tiến). Quan niệm này từ xƣa đã đƣợc cổ nhân khẳng định nhiều lần “thơ khởi phát từ trong lòng ngƣời ta” (Lê Quý Đôn); “hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm). Bên cạnh cảm xúc, thơ cần phải phải có giá trị tƣ tƣởng, hƣớng con ngƣời tới sự cao cả “Thơ càng hay càng chớ màng bất tử/ Miễn đừng để loài ngƣời hèn hạ, tối tăm đi” (Thơ hay có cần phải chết - Bằng Việt). Cảm xúc, tƣ tƣởng trong thơ có đƣợc đến đâu phụ thuộc vào chủ thể sáng tạo là ngƣời nghệ sĩ. Cảm xúc có thể do

thiên bẩm, nhƣng tƣ tƣởng và sáng tạo thì phải là kết quả của quá trình lao động cần cù, siêng năng. Nhà thơ đƣợc ví nhƣ con ong chăm chỉ hút nhụy tinh hoa của cuộc sống làm ra mật ngọt là những tác phẩm thơ: “Ai biết đƣợc/ từng con ong/ giấu mật vào đâu/ chỉ thấy tổ ong mỗi ngày mỗi lớn/ mật chảy nhƣ suối ngàn/ Thế mà tƣởng ong dạo chơi có đấy/ Chỉ loài hoa/ loài hoa mới thấy/ ong cần cù siêng năng” (Ong - Lê Duy Phƣơng).

Ở phía ngƣợc lại, một số nhà thơ hiện nay hầu nhƣ khƣớc từ chức năng xã hội của thơ ca. Với họ, thơ chỉ là phƣơng tiện giải tỏa những xúc cảm tiêu cực “Viết với tôi, nhƣ một cách để sống chung dung hoà với những cảm xúc đơn độc, buồn bã” (Trƣơng Quế Chi). Hoặc, thơ chỉ là trò chơi chữ nghĩa “ngƣời làm thơ thực hiện một trò chơi nghiêm túc, sử dụng những phép tu từ học (ám dụ, hoán dụ, lƣợc tỉnh, ghép âm, nói lái, nói lối…) nhƣ một đứa trẻ chơi với những đồ vật chung quanh... Ngƣời làm thơ chơi những phép tu từ nhƣ một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ... Ngƣời làm thơ rắp tâm biến ngôn ngữ tiêu dùng thành một thứ ngôn ngữ trò chơi” [31]. Ở các nhà thơ theo khuynh hƣớng hậu hiện đại, quan niệm thơ còn bị đẩy đi xa hơn nữa, hoàn toàn thoát ly khỏi các quan niệm thơ trƣớc đây khi họ chủ trƣơng “khƣớc từ đại tự sự”, “giải cấu trúc”, “giải huyền thoại” trong thơ: “Nhà hậu hiện đại giải mơ mộng của nhà lãng mạn, giải ảo tƣởng của nhà lí tƣởng, hủy trung tâm để thiết lập nhiều trung tâm nhỏ lẻ khác, đặt đại tự sự vào thế chông chênh để nó luôn tự xét lại mình,...” [70].

Nhƣng bao trùm lên quan niệm thơ đầu thế kỷ XXI đó là quan niệm coi thơ là sự độc đáo, khác biệt. Muốn tìm đƣợc sự độc đáo, khác biệt đó, nhà thơ cần một sự lột xác. Hầu nhƣ khát vọng “tách khỏi bầy đàn” đi tìm một lối đi riêng, khác biệt thƣờng trực trong mỗi nhà thơ, không kể đó là nhà thơ lớp trƣớc hay nhà thơ lớp sau. Khát vọng “tìm kiếm cái khác” không phải bây giờ mới có. Từ giữa thế kỷ XX, một số nhà thơ chủ trƣơng mở rộng không gian sáng tạo, đổi mới thi pháp nghệ thuật, trong đó, đáng chú ý là hiện tƣợng “thơ không vần” của Nguyễn Đình Thi hay sáng tác của Văn Cao, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần,… “Nhƣng trƣớc áp lực của “chủ âm” hiện thực xã hội chủ nghĩa, những nỗ lực làm mới này bị coi là những

“nghịch âm” không phù hợp. Rốt cuộc, cố gắng làm mới của Nguyễn Đình Thi và một số nhà thơ khác chỉ có ý nghĩa nhƣ những “cánh én” đơn lẻ không đủ sức tạo nên “mùa xuân” trong văn học” [36, tr.68]. Nhƣng bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX và đặc biệt trong khoảng những năm đầu thế kỷ XXI, ý thức đi tìm loại thơ mới trỗi dậy mãnh liệt. Bắt đầu từ tuyên ngôn của Nguyễn Lƣơng Ngọc khi nhà thơ này muốn “đập vụn mình ra mà ghép lại/ Nung chảy mình ra mà tìm lõi/ Xé toang mình ra mà kết cấu” (Hội họa lập thể). Ngƣời nghệ sỹ dƣờng nhƣ muốn “gây hấn”, “nổi loạn” với truyền thống, với chính mình nhằm chống lại những giá trị thẩm mĩ đã trở nên lỗi thời và để xây dựng những chuẩn mực giá trị mới. Điều này đòi hỏi một tinh thần dấn thân quyết liệt, một ý thức và quyết tâm thay đổi tận gốc rễ nhận thức, tƣ duy. Đổi mới tƣ duy chính là yêu cầu tiên quyết đối với nghệ sĩ khi đứng trƣớc mục tiêu cách tân nghệ thuật. Nguyễn Quang Thiều cũng có chung một quyết tâm nhƣ vậy qua một ẩn dụ “Đêm qua những con cá bơi quanh chiếc giƣờng/ Ngửi chúng ta rồi bỏ đi/ Và bực dọc nói:/ Chúng ta không bao giờ ăn những con mồi chết/ …/ Giữa bất tận những con mồi/ Bầy cá nhắm mắt/ Chỉ mở ra khi nghe lệnh/ Nhƣng một con không chịu nhắm mắt/ Trong suốt cuộc săn tìm/ Rời bỏ bầy quay lại/ Và nói với một con mồi:/ Ngƣơi đã hết thời gian chết!” (Những con mồi). Đây là lời cảnh tỉnh, thơ không đổi mới là thơ chết, nhà thơ không đổi mới cũng chỉ là những xác chết và từ đó riết gióng cảnh báo nhà thơ cần phải làm gì đó bởi “ngƣơi đã hết thời gian chết”. Mai Văn Phấn thì phát biểu trực tiếp: “Thật kinh hãi khi phải ngắm nhìn một nghệ sỹ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục tới gần nhƣ vô cảm, nói cách khác là thƣơng hại những ai thâm canh triền miên trên mảnh đất đã cằn cỗi” [142, tr.399], và muốn vƣợt lên chính mình, ngƣời nghệ sĩ phải làm một cuộc “vong thân”.

Các nhà thơ trẻ còn quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa. Những phát ngôn của họ tuy có phần ồn ào nhƣng qua đó có thể thấy sự hăng hái, sôi nổi cũng nhƣ ý thức khẳng định mình của giới trẻ. Văn Cầm Hải tuyên bố chắc nịch “anh không ăn bóng một thời thơ đã qua” (Apollinaire). Vi Thùy Linh quan niệm: “Tôi luôn muốn tạo sự độc đáo riêng biệt trong lối tƣ duy, diễn đạt và hình ảnh. Tôi muốn làm những điều chƣa ai làm, hoặc không ai làm đƣợc, khó “nhái” đƣợc, dù cho vì sự tiên phong

mạnh mẽ, tôi đã chịu nhiều thiệt thòi, cô lập, thậm chí là sự tấn công của những ngƣời bảo thủ, tƣ duy cũ. Chính những đòi hỏi ấy ở bản thân khiến tôi trở nên vất vả mỗi khi sáng tạo, vì tôi luôn buộc mình không đƣợc lặp lại tôi, không giống ngƣời khác trong nghệ thuật, để tạo đƣợc dấu ấn riêng, là điều không dễ có, không dễ làm đƣợc. Sống tận lực bằng tình yêu cuộc sống, cá tính đời thực và cá tính nghệ thuật của tôi là một. Tôi dám sống, dám dấn thân, dám đi đến cùng. Không mƣu toan vụ lợi gì, vào thơ, tôi yêu thơ bằng tình yêu say đắm, tận trung của một ngƣời si tình, chung tình, không tiếc gì cho tình yêu ấy” [80]. Nhà thơ trẻ luôn khát khao biểu hiện cái tôi bản thể mang tính khác biệt và chấp nhận sự cô độc của mình trên con đƣờng sáng tạo: “Với tôi, cuộc đi đẹp nhất trong sáng tạo, là độc mã. Tôi phục những con thú dám tách khỏi bầy, dù nó sẽ gặp nhiều hiểm nguy” [80]. Gần với quan niệm này, Phan Huyền Thƣ cũng cho rằng: “Nhà thơ bây giờ đồng nghĩa với cá tính và khác lạ” [80]. Ly Hoàng Ly thì bộc bạch: “Tôi làm nghệ thuật là để khám phá thế giới quanh mình và khám phá chính mình. Tôi sử dụng mọi phƣơng tiện nghệ thuật, phƣơng pháp thể hiện, những kỹ thuật mà mình học đƣợc, tìm đƣợc để có thể thể hiện ý tƣởng của mình trong tác phẩm. Nhƣng tôi thấy cái quan trọng nhất của mọi ngƣời sáng tác trong mọi thời đại, là sự đắm đuối thực sự với nghề, và trung thực với cảm xúc, tƣ tƣởng của mình” [80].

Hệ quả tất yếu của khát vọng đi tìm cái mới lạ và độc đáo là các nhà thơ muốn khám phá những đối tƣợng biểu đạt mới và những cách thức biểu đạt mới.

Hiện thực đời sống đã đƣợc phản ánh bao đời nay; để tìm nguồn cảm hứng mới, thơ đƣơng đại đào sâu vào thế giới tâm linh, vô thức. Từ cuối thế kỷ XX, Mã Giang Lân đã dự cảm hƣớng đi của thơ đƣơng đại: “Thơ cần có nhiều tìm tòi để nói đƣợc những điều sâu kín, mong manh nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn của con ngƣời, thơ phải thực nhƣng cũng cần phải ảo, có ý thức và cả vô thức, tiềm thức, tâm linh, có cảm và có nhận” [84, tr.175]. Còn Nguyễn Khắc Thạch thì cho rằng thơ phải là “sứ giả của thế giới tâm linh” [132, tr.358]. Hoàng Hƣng nhận thấy sự bất lực của lối thơ quen thuộc trong việc biểu đạt đời sống bề sâu, những rung cảm chƣa rõ rệt, những tâm trạng đang sinh thành, những vật lộn sáng tối trong lòng ngƣời. Nhà thơ ƣớc ao mở tung không gian hai chiều, mở ra chiều thứ ba của thị giác, chiều thứ tƣ

mộng giác, chiều thứ năm ảo giác, chiều thứ sáu linh giác” [68]. Nguyễn Hữu Hồng Minh trả lời phỏng vấn của Phạm Xuân Nguyên: “Thơ trong thời đại mới không còn băn khoăn đến những vấn đề quá rõ ràng, những sự việc ai cũng thấy và nắm bắt đƣợc. Nó phải hƣớng tâm hồn bạn đọc về một nơi xa hơn, một thế giới ở vào ngoại vi của thế giới đƣợc nhận thức” [119].

Bên cạnh đó là khát vọng tạo nên những cách biểu đạt mới. Trần Quang Quý quyết liệt “Tôi không nói bằng chiếc lƣỡi của ngƣời khác” (Lời). Phan Huyền Thƣ thấy mình không thể viết “Những vần thơ ảnh viện/ Khóc buồn vui không màu/ Cƣời những nụ cƣời giống nhau” (Ảnh viện) ,.... Muốn tìm ra cách biểu đạt mới, cái mà nhà thơ quan tâm đầu tiên đó là ngôn từ - chất liệu làm nên thơ. Các nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng, Đặng Đình Hƣng,… đã khơi nguồn và phát triển “thơ dòng chữ” trong thế kỷ XX. Sang thế kỷ mới, nhiều nhà thơ trẻ tiếp tục trò chơi với chữ nghĩa đó. Vi Thùy Linh tự nhận thấy mình “là ngƣời chủ công cho việc sáng tạo hình ảnh và ngôn ngữ”. Phan Huyền Thƣ tâm niệm “Khi đặt bút viết thì có nghĩa là đang cố gắng tạo ra một giá trị mới cho ngôn ngữ” [dẫn theo Đặng Thu Thủy; 195, tr.27]. Nguyễn Hữu Hồng Minh yêu cầu phải coi tiếng Việt cũng là một đối tƣợng sáng tạo chứ không chỉ là phƣơng tiện chuyển tải “Các nhà thơ Việt sử dụng tiếng Việt nhƣng lại bỏ quên tiếng Việt. Họ xem ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện chuyển tải chứ chƣa xem nó nhƣ một đối tƣợng sáng tạo. Đó là một sự bỏ quên rất đáng cảnh tỉnh… Cái chết của một nhà thơ là cái chết của chữ và sự bất tử của họ cũng do chính từ trƣờng của những con chữ của họ tạo nên… Vai trò của nhà thơ, nghĩ cho cùng là vai trò của chữ” [196]. Một số nhà thơ khác tuy không phát biểu trực tiếp nhƣng bằng thực tiễn sáng tác của mình đã thể hiện quan niệm đó. Trần Nguyễn Anh làm thơ bằng cách cắt xén, lai ghép các từ, chữ âm, sắp xếp chúng theo một khuôn hình chủ ý nào đó: hình thơi, hình tam giác, hình tháp, hình thang,…; chọn một câu thơ chốt rồi sắp xếp, đảo vị trí của chúng một cách bất định để tạo thành các câu thơ mới mang ý nghĩa mới, hoặc kì công tạo ra những đoạn thơ gồm những từ lấp láy, những dãy từ bắt đầu từ một chữ cái, có khi là một câu hỏi điệp đi điệp lại sau những dòng thơ chỉ sắc thái nhƣ những kí hiệu chỉ sắc thái ghi trong một bản nhạc. Nguyễn Thị Từ Huy có những sáng tạo lạ với chữ cái, nhà thơ

chế ra những cái khuôn mang hình chữ cái và đặt vào trong đó những dòng từ, tạo thành những bài thơ mang hình chữ cái. Nguyễn Đăng Điệp đã khái quát ý thức đi tìm cái mới lạ, khác biệt của các nhà thơ hiện nay bằng nhận định sau đây: “Khác với các nhà thơ truyền thống lấy thần cú nhãn tự làm sở đắc, các nhà thơ đƣơng đại chú ý nhiều hơn đến việc tổ chức cấu trúc văn bản nghệ thuật, chú ý nhiều hơn đến cách nói của mình. Mà với họ, cấu trúc thơ (bao gồm cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc thi ảnh, thiết tạo giọng điệu, trò chơi văn bản,...) đƣợc hình dung nhƣ những cuộc chơi, những kiểu chơi bất tận. Dĩ nhiên, để chơi đƣợc và chơi hay trong lĩnh vực nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)