6. Cấu trúc của luận án
2.3.1. Khuynh hướng bảo tồn các giá trị thơ truyền thống
Thơ truyền thống chứa đựng những giá trị vững bền đã ăn sâu vào máu của bộ phận không nhỏ ngƣời làm thơ cũng nhƣ ngƣời đọc thơ. Hầu hết ngƣời sáng tác phong trào hay câu lạc bộ ở địa phƣơng đều lựa chọn thơ truyền thống bởi thói quen sáng tác. Ngay cả những nhà thơ đã thành danh, phần nhiều là những ngƣời thuộc
lớp trƣớc, từng đi qua chiến tranh, từng sống trong bầu không khí thơ trƣớc giải phóng vẫn nặng lòng với mĩ cảm và thi pháp thơ truyền thống, có thể kể ra một vài tên tuổi nhƣ Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Vũ Quần Phƣơng, Trƣơng Nam Hƣơng, Lê Đình Cánh, Vũ Thị Khƣơng, Huy Trụ, Vân Long, Trần Ninh Hồ, Nghiêm Huyền Vũ, Hồng Thanh Quang... Tất nhiên không phải trong thơ họ không có sáng tạo hay đổi mới nhƣng khuynh hƣớng bảo tồn các giá trị thơ truyền thống vẫn là khuynh hƣớng nổi trội hơn cả.
Nhƣ trên đã nói, mĩ cảm thơ truyền thống quan niệm thơ là địa hạt của cái đẹp, là sự lên tiếng của trái tim đang xúc cảm mãnh liệt về sự sống thông qua thể nghiệm của chủ thể sáng tạo. Cái đẹp trong mĩ học truyền thống cũng rất đa dạng, nếu thơ cổ điển hƣớng đến cái đẹp hữu ích, cái đẹp chuẩn mực, cân đối; thì Thơ mới đề cao cái đẹp phi thƣờng (vƣợt lên cái bình thƣờng, tẻ nhạt) cái đẹp kỳ dị, cái đẹp "phi chuẩn mực”. Nhƣng tựu chung lại, thơ không dung nạp những cái bình thƣờng, càng không dung nạp cái tầm thƣờng, xấu xí. Các nhà thơ theo khuynh hƣớng truyền thống tiếp tục đề cao quan niệm này. Hiện thực đời sống khi vào thơ đƣợc thi vị hóa, mĩ lệ hóa, ví dụ nhƣ cách mà Lê Đình Cánh thi vị cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông xứ Đoài: “Rét trùm mây núi Tản Viên/ Mƣa nghiêng sông Đáy. Gió xiên sông Đà/ Rét cong mái ngói đền Và/ Ngoài trăm tuổi rét lim già hắt hiu...” (Rét xứ Đoài)”. Các nhà thơ theo khuynh hƣớng truyền thống thƣờng hƣớng tới một cõi đẹp đẽ, đầy ắp tình ngƣời và kỉ niệm: “Đến với vô cùng trong trẻo em/ Anh bơi qua anh qua mƣời sáu tuổi/ Hoa súng ao đầm tím lịm/ Mùa thu xanh nhói vàng ngân lên lặng im” (Miền em – Trƣơng Nam Hƣơng); “Nếu thật buồn em hãy về với biển/ Biển vẫn xanh rờn nhƣ thuở ấy vừa yêu” (Nếu thật buồn em hãy về với biển – Đàm Huy Đông), “Sao em không về cùng với lá bay/ căng trên tay một dây cung man dại/ em hãy nhắm thẳng vào ngực trái/ ở đấy vẫn còn có trái tim anh...” (Gió trở - Nghiêm Huyền Vũ),…. Các nhà thơ thuộc khuynh hƣớng này cũng ƣa sử dụng những thể thơ quen thuộc nhƣ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ. Ngôn ngữ trong thơ là thứ ngôn ngữ đƣợc chọn lọc, giàu hình ảnh, màu sắc, đƣờng nét, sử dụng tối ƣu các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,…: “Khi bầu trời nghiêng về núi biếc/ Cả rừng cây bừng dậy xanh màu/
Mặt trời hồng đánh thức cây cỏ/ Đêm lụi tàn đời lại có nhau/ Khi bầu trời nghiêng về biển mặn/ Suối tóc em ôm má anh hồng/ Những vì sao nhìn ta chói sáng/ Đất bừng tƣơi đẹp tựa mùa bông” (Bầu trời nghiêng – Nhất Lâm). Những hình ảnh núi biếc, rừng cây xanh màu, mặt trời hồng, suối tóc, vì sao chói sáng, gieo hạt cho mùa kết trái rất quen thuộc trong thế giới thi ảnh thơ truyền thống. Thơ theo khuynh hƣớng truyền thống còn rất giàu nhạc tính, nhạc tính đƣợc tạo nên bởi cách ngắt nhịp đều đặn hoặc phối hợp bằng, trắc nhịp nhàng tạo nên âm điệu du dƣơng, trầm bổng trữ tình.
Khuynh hƣớng bảo tồn giá trị thơ truyền thống vẫn là một khuynh hƣớng chủ đạo trong sự vận động của thơ hiện nay. Tuy vậy, ít có tác phẩm gây tiếng vang, có lẽ đối với ngƣời đọc, mĩ cảm và thi pháp nghệ thuật thơ truyền thống đã quen thuộc khó có thể làm cho họ ngạc nhiên và sửng sốt cho dù đó là tác phẩm hay. Nhƣng đôi lúc, thi pháp thơ truyền thống lại là sự lựa chọn phù hợp nhất với trạng huống của bài thơ và cảm xúc của tác giả. Ví dụ nhƣ bài thơ sau: “Cỏ may khâu áo làng quê/ cớ chi gió thổi bay về trời cao/ ta lên sân thƣợng chạm vào/ cỏ may. Ta cúi xuống chào… cỏ may! Đời phiêu bạt sáu tầng mây/ từ trên chót đỉnh nhìn ngây phố nhà/ nào ngờ cỏ đã đơm hoa/ găm vào ta vết xót xa tận lòng/ Ngƣời nhƣ con tốt sang sông/ chìm trong phố thị còn trông quê nhà/ áo quần chẳng rách nhƣ xƣa/ trái tim rạn vỡ vẫn chƣa vá lành/ Cỏ may không hẹn mà xanh/ tìm ta khâu vá cho lành nhớ thƣơng/ ngang trời hoa cỏ đẫm sƣơng/ loanh quanh sân thƣợng mà thƣơng cánh đồng” (Cỏ may trên sân thượng – Nguyễn Trọng Tạo). Xét về tổng thể, bài thơ không có gì mới lạ. Điệu tình cảm thƣơng nhớ đồng quê vốn đã là xƣa cũ. Đến thể thơ sáu tám lại càng truyền thống hơn nữa. Mà hình ảnh cây “cỏ may” chẳng phải đã từng xuất hiện rất ấn tƣợng trong thơ Xuân Quỳnh, Phạm Công Trứ rồi đó sao? Cái mới, có chăng chỉ là một chút cách điệu ở thể thơ nhƣ đầu dòng không viết hoa, là dấu chấm câu đột ngột ở dòng thứ 4 (thật ra, điều này đến bây giờ cũng chẳng có gì là mới nữa). Nhƣng từng câu, từng từ thấm vào ngƣời đọc, làm sống dậy trong họ “con ngƣời nhà quê” vốn bị che khuất trong lối sống thị thành. Bài thơ chạm đến điệu hồn dân tộc, đó là truyền thống nghĩa tình, là sự gắn bó với thiên nhiên của một dân tộc đi lên từ nền văn minh lúa nƣớc, là sự thèm khát một
cuộc sống yên bình, nguyên sơ. Thiết nghĩ điệu tâm hồn đó chỉ phù hợp với lối nói nhƣ thế, giọng điệu nhƣ thế, hình ảnh nhƣ thế. Cho nên, thơ dù cũ vẫn có sức ám ảnh “cỏ may không hẹn mà xanh/ tìm ta khâu vá cho lành nhớ thƣơng”. Lời thề mùa đông của Bùi Hoàng Tám với những câu: “Cũng là phận gái chƣa chồng/ Ngƣời còn hóa đá – chị không hóa gì!/ Đá còn đợi bƣớc thiên di/ Còn con để bế, chị thì chịu không” cũng rất truyền thống từ cảm hứng, đề tài, thi pháp nhƣng lại xúc động bao ngƣời đọc, thậm chí còn đƣợc tạp chí văn học Prairie Schooner của Mỹ lựa chọn là một trong những bài thơ hay tiêu biểu.
Khuynh hƣớng bảo tồn giá trị thơ truyền thống không chỉ thấy ở các nhà thơ lớp trƣớc mà còn xuất hiện ở cả trong thơ những nhà thơ trẻ đƣơng đại. Nguyễn Phong Việt là cái tên có lẽ đƣợc nhắc đến nhiều nhất trên thi đàn hiện nay, bởi nhà thơ này đã xác lập những con số kỷ lục về số lƣợng bản thơ đƣợc bán: tập thơ đầu tay Đi qua thương nhớ bán đƣợc 30 nghìn bản, tập thơ thứ hai Từ yêu đến thương
cũng đƣợc tới 20 nghìn bản. Trong tình cảnh hiện nay, thơ in ra chỉ để tặng thì thơ “đắt hàng” nhƣ Nguyễn Phong Việt quả là một hiện tƣợng. Phải chăng Nguyễn Phong Việt đã tạo ra một phong cách thơ mới với một lỗi diễn đạt mới và một mỹ cảm nghệ thuật mới? Không phải, nếu không muốn nói là đôi khi thơ anh khá “cũ”, có nhiều bài theo khuynh hƣớng thơ truyền thống: “Không ai mang những nỗi đau ra so sánh trong tình yêu/ bởi vết thƣơng nào trong tim ngƣời cũng không đáy/ có ngƣời cần nỗi buồn để soi mình có trẻ dại/ nhƣng có những nỗi buồn làm bạc tóc con ngƣời ta mãi mãi (nhƣ ta đang bạc tóc mỗi ngày)” (Bên kia là nắng ấm). “Phải những ai đã từng đi qua thƣơng nhớ/ mới thấy cô đơn chƣa bao giờ là thứ ta chọn lựa” (Đi qua thương nhớ), “Nếu không muốn đi hết con đƣờng…/ Thì nên dừng lại trƣớc lúc kịp hoàng hôn/ không ai bắt ta phải sống cuộc đời cho ngƣời khác/ muôn triệu tình yêu có muôn triệu lần đích đến/ làm ơn đi mà!...” (Nếu không muốn đi hết con đường). Nguyễn Phong Việt không nhọc nhằn đi tìm cái mới, cái lạ, anh dùng những câu thơ đơn sơ, trong những giai điệu giản dị để nói về những trạng thái cảm xúc, những suy nghĩ rất đời thƣờng của con ngƣời nhƣng lại lôi kéo đƣợc sự đồng điệu của độc giả. Có lẽ thơ Nguyễn Phong Việt bán chạy là bởi nhiều ngƣời (nhất là những ngƣời trẻ tuổi) nhìn thấy hình bóng của mình trong thơ của anh.