Cảm hứng dân tộc lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 83 - 85)

6. Cấu trúc của luận án

3.1. Cảm hứng dân tộc lịch sử

Cảm hứng dân tộc lịch sử là những suy nghĩ, chiêm nghiệm, tình cảm, cảm xúc về Tổ quốc, nhân dân. Cảm hứng lịch sử dân tộc thƣờng gắn với khuynh hƣớng

sử thi, đề cập đến những vấn đề trọng đại liên quan đến tồn vong của dân tộc, xây dựng những hình tƣợng con ngƣời mang phẩm chất cộng đồng.

Với một dân tộc trải qua mấy ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, thƣờng xuyên đối diện với chiến tranh xâm lƣợc, cảm hứng dân tộc lịch sử là một trong những cảm hứng chủ đạo nhất xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và thơ nói riêng từ xƣa đến nay, bắt đầu từ Nam quốc sơn hà (Lý Thƣờng Kiệt), cho đến Bạch Đằng giang phú (Trƣơng Hán Siêu), Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),.... Cảm hứng dân tộc lịch sử đặc biệt nổi trội và rực rỡ trong thơ chống Pháp, chống Mỹ, tạo thành dàn đồng ca hùng tráng thế hệ các nhà thơ chống Pháp, chống Mỹ: Tố Hữu, Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm,… Cảm hứng lịch sử dân tộc đặc biệt kết tinh trong một thể loại, có lẽ sinh ra để đặc trƣng cho nó: trƣờng ca. Sự vạm vỡ cùng với ƣu thế kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và truyện kể khiến trƣờng ca trở thành thể loại thích hợp nhất để xuyên suốt và tổng kết những chặng đƣờng lịch sử đau thƣơng và vinh quang của dân tộc, để vừa kể, vừa tả, vừa triết lý, vừa giãi bày những cung bậc cảm xúc tuôn trào tƣởng không có điểm dừng. Dƣ âm của trƣờng ca vẫn kéo dài đến cả gần chục năm sau khi kết thúc chiến tranh.

Nhƣng sang thập niên 80, đặc biệt là bắt đầu thời kỳ đổi mới, hiện thực đất nƣớc thời mở cửa với bao bề, lo toan, đói nghèo và lạc hậu đã khiến cảm hứng dân tộc, lịch sử trở nên lạc điệu. Khuynh hƣớng nhạt dần chất sử thi là điều ai cũng dễ dàng nhận thấy. Thơ trở về đời thƣờng với cảm hứng thế sự và đặc biệt đi vào thế giới nội tâm nhỏ bé của con ngƣời với bao thấp thỏm, lo âu, cô đơn, yêu thƣơng, tan vỡ. Đến cuối thế kỷ XX, ít ai còn nói đến cảm hứng dân tộc lịch sử, ngƣời ta bắt đầu nghĩ tới sự cáo chung của khuynh hƣớng sử thi.

Nhƣng đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, cảm hứng lịch sử dân tộc có xu hƣớng trở lại mạnh mẽ. Điều này có nguyên do từ những tác động của hiện thực đất nƣớc. Sự bành trƣớng của Trung Quốc trên biển Đông đe dọa chủ quyền biển đảo, nỗi đau Hoàng Sa, Gạc Ma đƣợc khơi lại làm sống dậy chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa dân tộc, thổi bùng ý chí bảo vệ chủ quyền từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Năm 2010, kinh đô Thăng Long xƣa -Thủ đô Hà Nội nay tròn

1000 năm tuổi. Dấu mốc quan trọng đó tác động vào tâm thức ngƣời Việt, là nguồn cảm hứng để các nhà thơ suy ngẫm lại chặng đƣờng dài lịch sử đất nƣớc, suy ngẫm về truyền thống văn hóa, văn hiến, truyền thống đánh giác ngoại xâm, suy ngẫm về tƣơng lai của dân tộc. Cũng phải kể đến sự tác động kịp thời của những cuộc thi thơ nhƣ Đây biển Việt Nam của báo Vietnamnet, Thơ về Hà Nội do Tuần báo văn nghệ phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội tổ chức đã là bệ phóng để cảm hứng lịch sử dân tộc là một nội dung đáng chú ý trên thi đàn những năm đầu thế kỷ XXI. Nhƣ một mối duyên không thể dứt bỏ, trƣờng ca đậm tính sử thi cũng đƣợc hồi sinh: Cặn muối, Đỉnh vua, Long mạch (Hoàng Trần Cƣơng), Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến), Hạ thủy những giấc mơ (Nguyễn Hữu Quý), Đám mây hình người thợ săn và con chó, Chân đất (Thanh Thảo), Tổ quốc và người lính biên phòng (Cao Xuân Thái), Tổ quốc - đường chân trời (Nguyễn Trọng Văn), Biển mặn

(Nguyễn Trọng Tạo), Bước gió truyền kỳ (Phan Hoàng)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)