Khuynh hướng cách tân thơ triệt để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 74 - 83)

6. Cấu trúc của luận án

2.3.3. Khuynh hướng cách tân thơ triệt để

Cách tân thơ Việt theo hƣớng thoát ly hẳn với thơ truyền thống không phải đến bây giờ mới bắt đầu thực hiện. Đầu tiên phải kể đến Trần Dần, Lê Đạt rồi Hoàng Hƣng, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phƣơng, Mai Văn Phấn… họ đã thử nghiệm cách tân thơ từ thập niên 80 của thế kỷ XX, và cho đến thời điểm này, nhiều ngƣời trong số học vẫn tiếp tục công việc đó. Sang thế kỷ XXI, xuất hiện thế hệ các nhà thơ trẻ hơn có một khát khao mãnh liệt cách tân thơ Việt theo những hƣớng khác nhau, có thể kể đến nhƣ Văn Cầm Hải, Đỗ Doãn Phƣơng, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Trƣơng Quế Chi,…. Nhiều trào lƣu, khuynh hƣớng sáng tác thơ ra đời làm không khí thơ trở nên sôi động.

Các nhà thơ cách tân triệt để có mĩ cảm nghệ thuật và thi pháp khác hẳn thơ truyền thống. Với họ, thơ có khi là phƣơng tiện giải tỏa cảm xúc và ẩn ức, có khi là trò chơi ngôn từ nhọc nhằn nhƣng thú vị. Thơ dung nạp tất cả, từ cái cao cả đến cái tầm thƣờng, từ nghiêm túc đến suồng sã. Thơ là sáng tạo không giống ai, có khi một bức tranh, một chuỗi kí tự, một dãy con số nhƣng họ vẫn bảo đó là thơ.

Cách tân nội dung thể tài biểu hiện rõ nhất trong việc các thi sĩ đƣơng đại “tìm kiếm một nguồn sống mới, khai thác sâu hơn vào những tầng vỉa của đời sống tâm linh, vô thức, những ẩn ức khuất chìm trong vùng tối của bản năng sống, bản năng ngƣời” [174]. Các nhà thơ cách tân có tham vọng muốn khám phá chiều sâu của cõi vô thức, tiềm thức vốn mơ hồ, khó nắm bắt, khó diễn tả, qua đó muốn phá vỡ giới hạn biểu hiện của thơ. Ví dụ nhƣ bài thơ: “Con chào mào đốm trắng mũ đỏ/

Hót trên cây cao chót vót/ triu… uýt… huýt… tu hìu…/ Tôi vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ/ Sợ chim bay đi./ Vừa vẽ xong nó cất cánh/ Tôi ôm khung nắng, khung gió/ Nhành cây xanh hối hả đuổi theo./ Trong vô tăm tích, tôi nghĩ/ Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu/ Trái cây chín đỏ/ Từng giọt nƣớc/ Thanh sạch của tôi./ triu… uýt… huýt… tu hìu…/ Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ.” (Con chào mào – Mai Văn Phấn). Con chào mào trong ba câu thơ đầu là con chào mào có thật. Nó là nguyên cớ dẫn thi nhân lạc vào cõi mơ mộng, phiêu diêu nhƣ đang nhập đồng. Trong thế giới mông lung ấy, con chào mào, tiếng hót trở thành những ám tƣợng. Không dễ gì cắt nghĩa đƣợc những ám tƣợng ấy, nhƣng có thể cảm nhận đƣợc sự mơ hồ, huyền bí trong thế giới vô thức của con ngƣời.

Ý thức phái tính nữ (ý thức nữ quyền) và ẩn ức tính dục cũng là vấn đề đƣợc các cây bút trẻ khai thác ồ ạt nhƣ một cách gây hấn với những cấm kị của thơ truyền thống. Ý thức nữ quyền trong văn học là một chủ trƣơng, một cách tiếp cận về ngƣời phụ nữ theo hƣớng tôn trọng, đề cao, xem ngƣời phụ nữ là trung tâm của mọi sự phản ánh. Qua đó, khẳng định bản sắc, giá trị riêng của giới nữ, nhấn mạnh đến sự khác biệt phái tính và đề cao nữ tính. Ý thức nữ quyền trong văn học nói chung và thơ nói riêng là tiếng nói của những cây bút nữ thể hiện nhu cầu giãi bày những trăn trở, suy tƣ của mình về hiện thực cuộc sống cũng nhƣ bày tỏ những quan điểm về vị trí, vai trò, quyền lợi của giới mình và khát vọng giải phóng những ẩn ức tinh thần thầm kín của bản thân thông qua cái nhìn mang đậm cảm quan về giới, mang đặc trƣng tâm lí của nữ giới trƣớc hiện thực. Thực ra, thời Trung đại, Hồ Xuân Hƣơng đã là một hiện tƣợng nữ quyền độc đáo. Tuy nhiên, phải chờ đến sau Đổi mới, ý thức nữ quyền mới thấp thoáng trong thơ Dƣ Thị Hoàn, Thảo Phƣơng, Phạm Thị Ngọc Liên,… Sang đầu thế kỷ XXI, dòng thơ này trỗi dậy khá mạnh mẽ, đầu tiên là với tập thơ Dự báo phi thời tiết (2005) của nhóm Ngựa trời với 5 cô gái: Thanh Xuân, Lynh Bacardi, Nguyệt Phạm, Phƣơng Lan, Khƣơng Hà. Trong thơ họ, ta thấy khát vọng muốn nổi loạn để đi tìm cá tính: “Tôi đã rút ván khỏi tôi/ Khỏi đứa bé sinh ra để luôn đƣợc ngƣời ta nhắc đến làm gƣơng, tị hiềm và ngƣỡng mộ/ Khỏi đứa bé rất ngoan và giỏi/ niềm hãnh diện to đùng của mẹ cha/ Đứa bé biết khoanh tay với cả những kẻ vô cớ bạt tai mình và nói: ạ, cảm ơn, rất biết ơn trƣớc

khi biết cong cớn chửi thề” (Mặc cảm chiếm hữu - Phƣơng Lan). Họ muốn đƣợc chủ động hết thảy, đặc biệt trong tình yêu: “Mình tự nhủ, đã vậy, mình mua gỗ về khắc hình con chó/ Bày ra giữa chợ mà gào: “Chàng có thƣơng thì chọn chó em/ Nếu cả chàng cũng không thƣơng thì chó nó chọn em/ Nhƣng em thế này mà chàng không thƣơng/ thì em thà chọn chó còn hơn chọn chàng” (Buồn không thể tả - Khƣơng Hà). Các gƣơng mặt khác nhƣ Đoàn Minh Châu, Phan Huyền Thƣ, Trƣơng Quế Chi, Vi Thùy Linh,… cũng là những gƣơng mặt nữ quyền tiêu biểu.

Nữ quyền trong thơ hiện nay thƣờng gắn liền với nhu cầu giải phóng ẩn ức tính dục. Nếu trƣớc kia, Dƣ Thị Hoàn còn khá rụt rè khi nói về sex “Sau phút giây/ Êm đềm trên ghế đá/ Anh không cài lại khuy áo ngực cho em” (Tan vỡ), thì nay các nhà thơ nữ hầu nhƣ không kiêng dè khi nói về những khát khao nhục cảm: “Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng” (Chân dung – Vi Thùy Linh), “Tiếng rên rỉ dòng nƣớc trắng ứ bầu vú. Em vật vã cánh cửa mình chƣa kịp khép kìa...” (Chở thuê - Lynh Bacardi).

So với cách tân nội dung, thể tài, cách tân về phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện còn mạnh mẽ, dữ dội hơn nữa. Từ cuối thế kỷ trƣớc, Trần Dần , Lê Đạt, Dƣơng Tƣờng, Đặng Đình Hƣng,… đã thử nghiệm những loại thơ chƣa bao giờ thấy trên thi đàn trƣớc đó qua những tập thơ nhƣ Mùa sạch, Bóng chữ, Mea Culpa và những bài thơ khác, Bến lạ,… Có nhiều bài thơ, câu thơ, câu thơ hoàn toàn mới lạ từ cấu tứ, thi ảnh, ngôn ngữ:

“Bầy em én

tin xuân

tròn mẩy áo Hội kênh đầy

chân trắng ngấn sông quê nắng mƣời tám

nắng bờ đê con gái cây ải cây ai

gió sải tóc buông thề” (Sông quê).

Sang thế kỷ mới, lại có thêm nhiều hơn nữa cách tân thi pháp thể hiện ở việc liên tục phá vỡ cấu trúc thể loại nhƣ xóa nhòa ranh giới câu thơ với câu văn xuôi, loại trừ nhạc tính, tẩy giọng, xóa giọng, sử dụng thủ pháp cắt dán, nhảy cóc trong xây dựng hình ảnh, sử dụng kí hiệu, hình vẽ làm chất liệu thay cho ngôn ngữ. Đoạn thơ sau là một ví dụ cho thủ pháp xây dựng hình ảnh theo lối cắt dán: “ngƣời đồi mồi/ hạt điện tử cô độc đất Việt/ đã bàng hoàng phím đàn tiên phong/ bình luận biển Đông/ vƣờn tôi đau ngọn sóng khô tràn tre nứa/ bầy sói mọc lông ấm thành cổ/ bởi mặt đất vắng dần âm tính/ thơ lên cõi dƣơng/ một bàn tay lạc nốt/ cánh cửa đỏ ngặt nghẽo cảm giác/ chúng điềm nhiên mời tôi ly trà đặc nắng/ bã mặt trời nghẽn pha cuống họng...” (Cánh cửa đỏ - Văn Cầm Hải). Các hình ảnh đứng cạnh nhau nhiều khi nhƣ là một sự lắp ghép ngẫu nhiên phi lôgic. Ở đây có sự phá vỡ cấu trúc, phá vỡ không gian thời gian, các yếu tố hoang tƣởng, ngẫu nhiên đan xen với những ý tƣởng chủ đạo. Hiện thực phân mảnh, vung vãi trên mặt giấy. Các câu thơ kết hợp lỏng lẻo, có thể thay đổi vị trí mà không tạo ra sự khác biệt nào. Bài thơ không đóng khung trong một nghĩa cụ thể mà ngƣời đọc tự tìm lấy nghĩa cho mình, nghĩa là trao quyền sáng tạo lại cho ngƣời đọc. Đó là một hệ thống cấu trúc mở.

Cách tân thơ Việt đầu thế kỷ XXI dẫn đến sự ra đời một số trào lƣu thơ nhƣ Tân hình thức, Hậu hiện đại, Thơ trình diễn,…

Thơ Tân hình thức là phong trào thơ do Khế Iêm khai sinh ở Mĩ vào năm 2000 (chủ yếu đăng ở Tạp chí Thơ, Hoa Kì), Trrong cuốn tiểu luận có tên Tứ khúc

(bản tự in), Khế Iêm cho rằng, Tân hình thức trong thơ Việt có những đặc tính chính: cách nói thông thƣờng, vắt dòng, kỹ thuật lặp lại và tính truyện. Tân hình thức Việt với khát vọng cách tân thành thực, chủ trƣơng dòng thơ “mang tinh thần Việt, có khả năng hòa giải và tiếp nhận rất cao, không hề có sự phân biệt giữa dòng này và dòng khác”, “thơ Tân hình thức bỏ vần, tiếp tục hòa giải với nền văn hóa phƣơng Tây. Và cũng trong tinh thần hòa giải, giữa truyền thống và tự do, thơ Tân hình thức Việt là một dòng chảy mới, nhƣ tiếng nói của mọi ngƣời Việt, tha thiết với sự chuyển đổi, để có thể đập chung một nhịp đập với cộng đồng thế giới rộng lớn. Và bởi tính cách bình dân của nó, thơ Tân hình thức có khả năng chuyên chở tình cảm của mọi con ngƣời, phá vỡ tính cao cấp, khó hiểu…có khả năng lấp đi khoảng cách giữa ngƣời đọc và sáng tác” [77]. Khát vọng của Tân hình thức là rất

đáng trân trọng, và bởi khát vọng chính đáng đó, Tân hình thức từ một trào lƣu thơ phát sinh ở hải ngoại đã lôi kéo đƣợc không ít các nhà thơ trong nƣớc tham gia. Tuy nhiên, phong trào này không đem lại nhiều kết quả nhƣ mong đợi. Trong bài Thơ mở rộng biên độ, nhà thơ, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã nhận xét: Tân hình thức chỉ là hình thức chƣa thể đem đến điều gì mới cho thơ” [85, tr.161]. Insarasa thì khái quát những hạn chế của thơ Tân hình thức nhƣ sau: “... vần và lặp lại nguy cơ (và đã từng) đƣa thơ vào sự quẩn quanh, nhàm chán; yếu tố tính truyện đã xô rất nhiều bài thơ trở thành lan man và nhảm; ngôn ngữ đời thƣờng khiến không ít ngƣời làm thơ lạm dụng ngôn từ dung tục từ đó tầm thƣờng hóa thơ” [70]… Quả thật, nhiều bài thơ Tân hình thức có nội dung nhảm nhí, hoặc “rỗng nghĩa”, không đem lại hiệu quả thẩm mĩ gì:

Thùng thình lình anh vùng vẫy tay xua đuổi em đi mặc dù (em

biết) anh thích em thậm chí nhiều khi rất cần em lắm lúc ban

ngày em cũng đến với anh bất cứ lúc nào chỗ nào anh muốn em bởi vì (em biết) anh vẫn thích em thậm chí rất cần có em và sẽ một lần nào đó

đón em đến với anh mãi mãi … (Thứ nguyên 4/534, 046o

- Biển Bắc)

Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng, trong thơ Tân hình thức thỉnh thoảng cũng có những bài thơ hay, câu thơ hay, ý tƣởng lạ:

Tôi sống trong ngôi nhà không cửa Mỗi ngƣời đến thăm phải mang theo cửa Trên lƣng. Lắp vào ngồi nói chuyện, xong, Khi từ biệt họ ra đi cùng với cửa

Sự riêng tƣ của tôi phụ thuộc vào Việc viếng thăm của những ngƣời này

Để so sánh xem thơ Tân hình thức có đem lại hiệu quả gì đặc biệt so với thơ truyền thống, có thể lấy trƣờng hợp bài thơ Những con chữ nhảy lò cò của Lê Hƣng Tiến làm ví dụ. Nhà thơ này đã sắp xếp bài thơ dƣới hai dạng: Thơ Tân hình thức và thơ truyền thống.

khát vọng tức tƣởi máu xông từ đầu mắt tay khi đỉnh điểm thái dƣơng loe lóe những con chữ bỗng hiển linh thì nắng đƣợc tẩm liệm trong suốt, trong suốt. Trong và suốt!

(Bản đăng trên Tạp chí Sông Hương số 280 tháng 6/2012) Và:

Khát vọng tức tƣởi Máu xông từ đầu mắt tay

Khi đỉnh điểm thái dƣơng loe lóe Những con chữ bỗng nhiên hiển linh Và nắng đƣợc tẩm liệm trong suốt.

(Tuyển Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI)

Về độ khó đọc thì dĩ nhiên thơ Tân hình thức khó đọc hơn. Nhƣng nói rằng lối viết Tân hình thức tạo hiệu ứng thẩm mỹ hơn lối viết truyền thống thì hình nhƣ không phải. Có vẻ nhƣ lối vắt dòng kia hơi tùy hứng, nhà thơ muốn xuống dòng ở đâu thì xuống (trừ câu thơ cuối). Và nhƣ vậy thì còn kém xa lối vắt dòng của Thơ mới, nhƣ thơ của Bích Khê chẳng hạn:

Ngƣời họa điệu với thiên nhiên, ân ái Buồn, và xanh trời. (Tôi trôi với bờ Êm biếc - khóc với thu - lời úa ngô

Vàng & Khi cách biệt - giữa hồn xây mộ - Tình hôm qua - dài hôm nay thƣơng nhớ..)

(Duy tân)

Không phủ nhận Những con chữ nhảy lò cò là một bài thơ hay, nhƣng cái hay chủ yếu toát lên từ ý tƣởng chứ không phải toát lên từ hình thức nghệ thuật.

Trong những năm gần đây Thơ trình diễn (poetry performance) là một hiện tƣợng mới lạ của thơ Việt. Thực ra, trƣớc đây, ở nƣớc ta cũng đã có bóng dáng thơ trình diễn qua hình thức ngâm, vịnh thơ. Nhƣng đến đầu thế kỷ XXI, thơ trình diễn xuất hiện với nhiều hình thức mới mẻ, không chỉ là đọc, ngâm mà còn kết hợp với âm thanh, ánh sáng, video art, nghệ thuật sắp đặt, cộng với ngôn ngữ cơ thể. Có thể coi thời điểm đầu tiên xuất hiện loại thơ trình diễn này là năm 2001, họa sĩ Nhƣ Huy có một màn trình diễn thơ tại quán cafe EraWine - TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2005, Dƣơng Tƣờng thể hiện thơ trình diễn trong chƣơng trình Chiều buông đầy những tiếng thở tại L’Espace (Trung tâm Văn hóa Pháp). Sau đó, thơ trình diễn rộ lên với sự giao lƣu, trình diễn thơ của các nhà thơ ngoài nƣớc, trong nƣớc nhƣ Roger Robinson, Francesca Beard của Anh, Jean-Michel Maulpoix, André Velter của Pháp, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phƣơng, Vi Thùy Linh, Trƣơng Quế Chi, Ly Hoàng Ly, Nguyệt Phạm, Phƣơng Lan, Thanh Xuân... của Việt Nam. Tuy vậy, cũng cần phải nói rằng, bản chất của thơ vẫn là nghệ thuật của ngôn từ, còn yếu tố trình diễn chỉ là yếu tố phụ trợ để thơ thêm hấp dẫn. Nếu cái hay không đến từ chính bài thơ thì mọi yếu tố trình diễn cũng chỉ là vô nghĩa. Mặt khác việc lạm dụng yếu tố trình diễn đôi khi phản tác dụng bởi ngƣời đọc/ngƣời xem đôi khi chỉ chú ý đến sự trình diễn mà quên mất việc thƣởng thức thơ. Giống nhƣ Insarasa đã nhận xét về thơ trình diễn tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ VI “nhiều tác phẩm trình diễn thơ minh họa vội và thô làm thơ trình diễn không thể đến đƣợc với công chúng” [70]. Bởi vậy, tuy lạ nhƣng thơ trình diễn chƣa đi đƣợc vào lòng khán giả - độc giả.

Thơ hậu hiện đại là trào lƣu thơ bắt đầu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX và ảnh hƣởng không nhỏ đến nhiều ngƣời làm thơ theo khuynh hƣớng cách tân. Thơ hậu hiện đại là trào lƣu thơ chịu ảnh hƣởng của quan điểm mỹ học hậu hiện đại. Nhận diện thơ hậu hiện đại Việt, Inrasara cho rằng: “Thơ hậu hiện đại vận dụng mọi thủ pháp tiếp nhận từ đồng nghiệp trên thế giới để sáng tạo nhiều loại thơ chƣa từng có mặt trong truyền thống thơ Việt Nam trƣớc đó: phỏng nhại, siêu hƣ cấu sử kí, thơ phụ âm, thơ graphic, thơ thực hiện, thơ cụ thể, thơ phân thân, thơ động tác, thơ tịnh tiến, vân vân. (…). Tất cả xuất phát từ cảm thức hậu hiện đại. Cảm thức thế giới là hỗn độn, nhận thức thế giới của con ngƣời luôn đầy thiếu khuyết, các thiếu khuyết

đƣợc diễn dịch một cách chủ quan bằng giải trình ngôn ngữ (discourse). [71]. Với tƣ tƣởng nhƣ thế, thơ hậu hiện đại cũng có những ƣu điểm riêng của nó nhƣ: đề cao tính dân chủ trong văn học, khuyến khích khả năng sáng tạo không giới hạn của nghệ sĩ, tăng cƣờng sự sáng tạo trong tiếp nhận của độc giả. Nhƣng không ít nhà thơ đã tiếp thu một cách sống sƣợng, máy móc chủ nghĩa hậu hiện đại. Lấy cớ giải trung tâm, giải cấu trúc, phân mảnh, xoá nhoà nghệ thuật và cuộc sống thƣờng ngày… nhiều nhà thơ viết những tác phẩm mà ngôn từ, hình ảnh chẳng ăn nhập gì với nhau; hoặc có khi lạm dụng ngôn ngữ đời thƣờng, tục tĩu gây phản cảm ở ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 74 - 83)