6. Cấu trúc của luận án
3.5. Đi vào vùng mờ tâm linh, vô thức, đậm chất siêu thực
Đi sâu vào thế giới nội tâm của con ngƣời, tất yếu đến một lúc nào đó thơ sẽ chạm đến thế giới tâm linh. Khái niệm tâm linh thƣờng đƣợc hiểu nhƣ cuộc sống tinh thần đầy bí ẩn đối lập với ý thức kiểu lý tính thuần túy. “Có thể nhấn mạnh ở khái niệm tâm linh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn nhƣng không nên loại trừ hoàn toàn sự tham gia của ý thức nhƣ kinh nghiệm lắng đọng” [6, tr. 81]. Trƣớc năm 1975 đời sống tâm linh ít đƣợc nhắc đến. Thậm chí theo quan điểm duy vật máy móc nó thƣờng đƣợc xếp vào mê tín, dị đoan. Trong thực tế, đời sống tâm linh luôn tồn tại khiến con ngƣời ta nhiều lúc phải đối diện với cõi hƣ vô sâu thẳm, với những quy luật, những giá trị vĩnh hằng. Thực ra, miền tâm linh sâu thẳm của con ngƣời đã đƣợc đề cập đến trong văn học trung đại. Những câu thơ Kiều dƣới đây từng làm xúc động bao thế hệ: “Mai sau dù có bao giờ/ Đốt lò hƣơng ấy so tơ phím này/ Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Nhƣng tâm
linh trong văn học trung đại mới chỉ dừng lại ở niềm tin tôn giáo hoặc quan niệm về cõi âm hay còn gọi là thế giới bên kia. Thơ sau 1975 đã chứng kiến sự trở lại và mở rộng của mạch cảm hứng về đời sống tâm linh, bên cạnh thế giới quan tôn giáo còn có thế giới của ảo giác, trực giác, linh giác, thế giới của những giấc mơ hoặc thậm chí còn là miền vô thức mông lung, mơ hồ. Cuối thế kỷ trƣớc, đời sống tâm linh thể hiện rõ nét nhất qua các tác phẩm của Hoàng Cầm, Phùng Khắc Bắc, Dƣơng Kiều Minh, Nguyễn Linh Khiếu, Chế Lan Viên, Nguyễn Quang Thiều,...sang đầu thế kỷ XXI, đời sống tâm linh đậm đặc trong các tác phẩm của Tuyết Nga, Phạm Thị Ngọc Liên, Mai Văn Phấn,… Phạm Quốc Ca đã nhận xét: “Đời sống tâm linh trong những năm gần đây đã đƣợc xem nhƣ một giá trị nhân văn, tồn tại chính đáng, đƣợc các văn nghệ sĩ nhận diện và thể hiện” [6, tr. 82]. Đến đây, một câu hỏi đƣợc đặt ra: tại sao đến lúc này, thơ lại hƣớng mạnh mẽ vào cõi tâm linh, tâm giới đầy bí ẩn, bất ngờ đến kinh ngạc nhƣ vậy? Câu trả lời nằm ở chỗ: các nhà thơ trẻ lúc bấy giờ đã vỡ lẽ ra một điều mà thế hệ các nhà thơ lớp trƣớc do giới hạn lịch sử không nhận ra (hoặc có nhận ra nhƣng cũng không dám theo đuổi) rằng, sự sống luôn luôn phức tạp, phong phú, bí ẩn vô cùng vô tận và bất khả tri. Cùng với ý thức chi phối đời sống, lại còn thế giới của cái vô thức, tiềm thức, cái bản năng; cùng với tính nhân quả trực tiếp, sáng rõ, cắt nghĩa đƣợc còn là phi nhân quả, phi tuyến tính, đa chiều, bất khả giải…Trong nền văn học chiến tranh từ sau 1945 đến quãng những năm 80 của thế kỷ XX, chƣa có một thức nhận nào khả dĩ thăm dò vào những vùng mờ tối của cõi tinh thần nhƣ vậy.
Thơ Mai Văn Phấn ngập tràn yếu tố tâm linh. Đó là một thế giới đầy bí ẩn đƣợc tạo nên chủ yếu bởi những linh giác, trực giác với một cảm quan tôn giáo đậm nét. Đọc thơ Mai Văn Phấn, đôi khi ta bắt gặp một không khí đậm chất liêu trai. Nhà thơ đã mang đến cho ngƣời đọc trạng thái kinh hãi, rùng rợn khi kể về một ông khách xuất hiện trong ngôi nhà của mình, đang trò chuyện với mình thực chất là một bóng ma: “Pha xong ấm trà/ Quay ra/ Ông khách không còn ở đó/ Gọi điện thoại/ Ngƣời nhà bảo ông ấy mất đã bảy năm” Chủ nhà tƣởng mình nhầm lẫn, nhƣng không phải, sau khi đi anh ta ra ngoài và về lại nhà thì: “Trong nhà/ Trà vẫn nóng/ Đẩy chén nƣớc về phía ông khách đã ngồi/ Luồng tử khí cao chừng một mét
sáu dựng đứng trƣớc mặt/ Chốc lại cúi gập” (Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ). Nhà thơ có một niềm tin mãnh liệt vào sự tồn tại của thế giới linh hồn – một thế giới tồn tại vô hình, song hành cùng thế giới ngƣời sống và ngƣời sống có thể giao cảm với linh hồn bằng linh giác: “Tắm gội cho mùa xuân về/ vừa lặn vào ánh sáng/ vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ/ cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn/ vừa xối mạnh vừa gọi tên em/ ánh sáng bồng bềnh bụng mang dạ chửa/ thử gọi một ai xa lắc xa lơ/ ngọn đèn lặng phắc càng tỏ/ càng tỏ” (Tắm đầu năm). “Theo ngọn gió mở cánh đồng buổi sớm, ùa vào những căn phòng lẫn bụi và ánh sáng, lau mồ hôi vừa tắm gội giấc mơ./Và nhƣ thế, cội nguồn trong gang tấc, lúc quay về là đi hết đời mình, hay chờ luân hồi trở lại kiếp sau./ Những linh hồn kia chƣa kịp đầu thai, đang ngƣng lại nơi không gian thờ phụng, bay lửng lơ rồi nấp vào bái vật giáo bất động… (Bức ảnh, trái cây và giấc mơ). Một không gian thơ tràn ngập sắc màu Phật giáo, không gian ấy với “những căn phòng lẫn bụi và ánh sáng”và cũng là không gian thiêng của sự “thờ phụng”. Trong đó, nó có khả năng ngƣng đọng sự sống, để con ngƣời có dịp nhìn nhận lại cội nguồn, cuộc đời và sự sống sau khi chết. Hình ảnh con ngƣời xuất hiện mờ nhạt nhƣng lại để lại ấn tƣợng sâu sắc về sự hiện tồn của “đời sống thứ hai”.
Cảm quan Phật giáo nâng đến tầm đốn ngộ đầy triết lý thể hiện rõ trong
Những ngôi chùa trong đêm của Nguyễn Việt Chiến. Có thể nói đây là bài thơ đẫm chất thiền nhất trong thơ đƣơng đại. Triết lý nhà Phật hòa quyện cùng những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc: sự nhẫn nại, bao dung và lạc quan “Tiếng hát đều đều và chậm rãi của ngƣời/ Nhƣ nƣớc chảy trong đá/ Nhƣ trăng soi trong đá/ Nhƣ máu thức trong đá/ Tiếng hát mệt mỏi và tha thiết của ngƣời/ Đƣa bàn tay lại gần một bàn tay/ Đƣa ánh mắt lại gần một ánh mắt/ Đƣa con ngƣời lại gần một con ngƣời”. Giọng thơ trầm đều, da diết, lắng sâu triết lý. Đây không chỉ là thơ mà còn nhƣ một khúc kinh cầu.
Cũng đi vào miền tâm linh, vô thức, Tuyết Nga khai thác một khía cạnh đặc biệt: ảo giác. Có những ảo giác hãi hùng tạo nên từ những ám ảnh đau đớn: “Lời ta là những mảnh thuỷ tinh rơi mãi/ trái tim co ro nhón gót hãi hùng/ máu rỏ xuống âm thầm kỷ niệm/ những giọt màu rong rêu (Ảo giác 2). Nhƣng cũng có những ảo giác
nhân văn và nên thơ cất lên từ tâm hồn dịu dàng, vị tha: “Một hoàng hôn/ Rong chơi khoác chiếc áo Cô đơn phong phanh gió lạnh/ lang thang trƣớc ngõ nhà em/ Một chiều mƣa/ Tham lam sụp chiếc mũ Khổ đau/ co ro nép vào cánh cửa nhà em/ Em mở cửa ngôi nhà nghèo khó/ Nhóm lên từ đống thời gian mệt mỏi lụi tàn/ một ngọn lửa kham khổ/ Và Rong chơi đã khoác mình lên giá/ Để nỗi Cô đơn đến sƣởi dịu dàng/ bên ngọn lửa mỏng manh vừa cháy sáng./ Và Tham lam tự treo mình lên chiếc đinh lạnh buốt/ để nỗi Khổ đau đến sƣởi dịu dàng/ bên ngọn lửa niềm tin vừa cháy sáng.” (Ảo giác 1). Những vần thơ này một nửa nhƣ lời độc thoại, một nửa nhƣ lời đối thoại. Song, dẫu có đối thoại hay độc thoại đi chăng nữa, thế giới ảo trong cõi thực của thơ Tuyết Nga đã đƣa ngƣời đọc trở về với cõi thiện, lay thức con ngƣời bằng những cảm xúc tinh tế, chân thành mà tha thiết.
Để thể hiện thế giới mơ hồ, huyễn hoặc của thế giới tâm linh, vô thức, các tác giả thƣờng xây dựng không gian giấc mơ. Mai Văn Phấn thể hiện niềm tin đặc biệt vào sự ban phát của giấc mơ nhƣ một vị cứu tinh: Nhƣ bao muông thú/ Tôi lớn bằng giấc mơ/ Của ánh bình minh/ Của cơn mƣa/ Bầy sao sa/ Trái đất/ …/ Trái đất màu đen/ Chín từ đỉnh trời/ Nơi hoa sen/ hoa cúc/ đang nở/ …/ Bình minh vắt ngang ngực/ lúc tôi bắt đầu hành thiền (Tĩnh lặng). Không gian giấc mơ, đƣợc nhà thơ phát huy một cách cao độ trong tƣởng tƣợng, giả định. Đó là những câu chuyện phi logic, hoang tƣởng từ Chỉ là giấc mơ, Kể lại giấc mơ, đến Giấc mơ vô tận. Dƣơng Kiều Minh thì xây dựng không gian chập chờn giữa thực và ảo, ở đó những hình ảnh, mảng màu đƣợc gọi về từ cõi tâm linh. Trong không gian giấc mơ huyền ảo ấy “anh” thấy mình nhảy nhót nhƣ con thú hoang: “Trong giấc mơ có anh/Bên em không hề biết/ Anh xoài mình khắp những tán cây/ Con dốc ven hồ, Vạt hoa trinh nữ/ Con thú hoang nhảy nhót trong mơ (Em đừng thức giấc). Trong thơ Dƣơng Kiều Minh ranh giới quá khứ và hiện tại; giữa mơ và thực rất mong manh, là sự hòa trộn hiện thực và ký ức. Kết cấu đồng hiện, liên tƣởng đa tuyến là kết cấu chủ đạo. Dƣơng Kiều Minh thƣờng sử dụng giấc mơ, huyễn tƣởng, tƣởng tƣợng để giãy bày tiếng nói nội tâm: “Mơ mơ cánh đồng thơ ấu/ không không không cả bóng ngƣời/ không bƣớc chân ngày ngây dại/ cậu bé bây giờ về nơi? (Cánh đồng thơ ấu); “Con nằm ngủ nhƣ nàng công chúa út/ lang thang qua những
lâu đài/ cây lá um tùm/ cơ man là gió/cơ man là nắng.../ cánh rừng” (Giấc mơ). Trí tƣởng tƣợng và những giấc mơ cũng tràn ngập trong thơ Nguyễn Quang Thiều (Trong giấc ngủ muộn, Nhịp điệu châu thổ mới, Âm nhạc...), trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên (Giấc mơ, Giữa khuya có một giấc mơ, Ngủ mơ),…
Miền tâm linh, vô thức trong thơ hiện nay là sự tiếp nối mạch thơ mở ra từ sau Đổi mới nhƣng thể hiện một cách sâu sắc hơn. Có thể nói, khi đi vào thế giới tâm linh, vô thức, thơ càng có giá trị nhân bản.
Tiểu kết chương 3
Thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI có nội dung rất phong phú, hƣớng tới mọi vấn đề trong cuộc sống, không một lĩnh vực nào bị coi là vùng cấm, từ những đề tài vốn rất quen thuộc nhƣ chiến tranh, thân phận con ngƣời, đạo đức thế sự,... đến những đề tài mới lạ hơn nhƣ ẩn ức tính dục, cõi tâm linh, vô thức,.... Nhƣng nhìn một cách khái quát, nội dung thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI có những đổi mới cơ bản sau đây: Thứ nhất, đây là một giai đoạn thơ với cảm hứng thế sự đậm nét, phản ánh những hiện trạng xã hội không chỉ của quốc gia trong thời đại hoàn cầu hóa mà còn của cả nhân loại trong thời đại cách mạng lần thứ tƣ. Thơ không chỉ phản ánh mà còn phản biện, cảnh tỉnh và dự báo về sự xói mòn những giá trị nhân sinh nhƣng đồng thời vẫn gieo những hy vọng và thắp lên niềm tin vào tƣơng lai đầy ánh sáng. Đây là một hƣớng vận động đúng đắn của thơ để thơ gần hơn với dân tộc và thời đại sau một khoảng thời gian quá thiên về hƣớng nội phơi bày những cảm xúc, thân phận của cái tôi cá nhân.
Thứ hai, tình yêu – đề tài nở rộ trong thơ cuối thế kỷ XX tiếp tục là một nội dung quan trọng trong thơ đầu thế kỉ XXI. Nhƣng tình yêu trong thơ hiện nay không chỉ dừng lại ở những rung động hay sự hòa hợp tâm hồn mà lại thiên về nhục cảm thể xác. Sự xuất hiện và phát triển của đề tài tính dục trong văn chƣơng hiện nay là hệ quả tất yếu trong tiến trình phát triển của văn học nƣớc nhà sau một thời kỳ rất dài tình dục bị xem là một vùng cấm. Giờ đây văn học trong nƣớc đang đón chào luồng văn học ngoại nhập, tiếp nhận giải trí mới từ phƣơng tây, khuynh hƣớng văn học tính dục là một tất yếu.
Thứ ba, khẳng đi tìm cái tôi là một nội dung quan trọng của thơ giai đoạn này. Xuất phát từ quan niệm làm thơ là hành trình tìm kiếm cái độc đáo, các nhà thơ hiện nay có khát vọng thể hiện trong thơ mình một cái tôi thật cá tính, cái tôi ngạo nghễ độc mã trên hành trình sáng tạo, cái tôi kiêu hãnh ngay cả trong buồn đau, đổ vỡ, cái tôi cuồng nhiệt giải phóng những ẩn ức tính dục. Để làm mới mình, họ đào sâu vào thế giới nội tâm để khám phá những chiều kích khác của cái tôi hình thành nên cái tôi bản thể, cái tôi đa ngã, cái tôi không ngừng ám ảnh về nỗi cô đơn tự nó nhƣ một bản nguyên của kiếp ngƣời.
Thứ tƣ, mở rộng hiện thực về chiều sâu cõi tâm linh, vô thức của con ngƣời là một tất yếu trong nỗ lực tìm kiếm những đối tƣợng phản ánh mới. Cõi tâm linh, vô thức với những giấc mơ, ảo giác, trực giác, niềm tin tôn giáo là một thế giới trừu tƣợng, ảo diệu, khó nắm bắt và lại càng khó biểu đạt là thách thức nhƣng cũng là sự kích thích các nhà thơ đam mê sáng tạo chinh phục đƣợc mảng đề tài rất khó này.
Thứ năm, sự trở lại đầy ấn tƣợng của cảm hứng lịch sử dân tộc với chủ đề biển đảo và chủ đề lịch sử, truyền thống dân tộc là một đặc sắc trong nội dung của thơ đầu thế kỷ XXI, tạo nên một không khí khác lạ so với giai đoạn thơ hậu Đổi mới cuối thế kỷ XX.
Chƣơng 4
ĐA DẠNG HÓA NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến mọi hiện tƣợng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung đƣợc thể hiện qua một hình thức. Hình thức thơ bao gồm thể thơ, câu thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh... Hình thức thơ còn là một cảm quan nghệ thuật, một hệ thống bộc lộ điểm nhìn mang tính mỹ học về mối quan hệ thơ và đời sống của một cái tôi trữ tình cụ thể. Khi nội dung trữ tình của thơ thay đổi thì hình thức cũng biến đổi theo để phù hợp, tƣơng ứng với nội dung đó. Nói nhƣ nhà thơ Nga V. Briuxôp: “Lịch sử thơ đồng thời cũng là lịch sử hoàn thiện dần dần những phƣơng tiện của thơ ca. Cũng giống nhƣ con ngƣời hiện đại có những phƣơng tiện hiện đại hơn để đấu tranh với thiên nhiên so với những ngƣời nguyên thủy, nhà thơ hiện đại cũng có những phƣơng tiện hữu hiệu hơn để đạt tới mục đích của mình so với những nhà thơ của thời đại trƣớc”. [Dẫn theo Khrapchencô, 79, tr. 443].
Sang đầu thế kỷ XXI, tƣ duy thơ đang có sự vận động, biến chuyển, từ hƣớng nội đã chuyển sang hƣớng ngoại nhiều hơn, nội dung trữ tình trong thơ cũng có sự thay đổi nhất định so với giai đoạn trƣớc, đòi hỏi thơ phải tìm cho mình những hình thức biểu đạt mới. Ngoại trừ một bộ phận nhà thơ vẫn trung thành với lối thơ truyền thống, các nhà thơ cách tân đều khao khát muốn tìm một cách một cách diễn đạt mới hơn cho thơ. Cá tính sáng tạo thúc giục những nhà thơ này thử nghiệm không chỉ một mà rất nhiều hình thức nghệ thuật mới khiến cho nghệ thuật thơ đầu thế kỷ XXI là một vấn đề rất đáng chú ý.